Theo dõi Báo Hànộimới trên

NATO “ngồi trên lửa” bởi S-400 Nga thọc vào trái tim châu Âu

Theo VietTimes| 18/01/2016 07:59

Hệ thống S-400 đáng sợ đã “cấm cửa” các chiến đấu cơ phương Tây tại không phận Syria, giờ đây lại thọc vào trái tim châu Âu khi Nga triển khai S-400 tại vùng lãnh thổ Kaliningrad, trang FoxtrotAlpha nhận định.

Tên lửa S-400 của Nga khiến NATO ngán sợ


Theo FoxtrotAlpha, việc Nga đặt các hệ thống phòng không tại vùng lãnh thổ nằm kẹp giữa các nước NATO ở vùng Baltic không có gì mới, nhưng S-400 tầm bắn xa và hiệu quả của nó lại là câu chuyện hoàn toàn khác.

Hệ thống S-400 (NATO định danh là SA-21 Growler) là một hệ thống chống tiếp cận có tâm bao phủ rất rộng. S-400 có khả năng uy hiếp các máy bay kẻ thù trong bán kính 250 dặm. Do diện tích khá nhỏ của vùng lãnh thổ Kaliningrad, điều đó có nghĩa S-400 có thể khống chế các quốc gia NATO xung quanh như Lithuania, Latvia và Ba Lan, cũng như một khu vực rộng lớn trên biển Baltic.

Do bất cứ máy bay nào bay trong tầm bắn của S-400 đều gặp nguy cơ bị tấn công nên các chiến đấu cơ của NATO bay trên không phận của mình hoặc các lãnh thổ bạn bè có thể trở thành mục tiêu và đối mặt với tên lửa S-400 đáng sợ. Như vậy, Nga có thể gây ra bất ổn nghiêm trọng cho hoạt động hàng không xung quanh Kaliningrad nếu muốn.

FoxtrotAlpha đánh giá, thực sự việc Nga triển khai các hệ thống S-400 ngay trong lòng châu Âu là một biện pháp nửa phòng thủ, nửa tấn công. Đó là tối hậu thư “chúng tôi đã phải tính đến việc nhắc nhở” về một hệ thống vũ khí. Đó cũng là bằng chứng rõ ràng cho thấy Nga lo ngại NATO và đáp trả sự bành trướng của khối quân sự này kể từ khi kết thúc Chiến tranh Lạnh.

Tư lệnh không quân Mỹ tại châu Âu, tướng Frank Gorenc thừa nhận việc S-400 hiện diện tại Kaliningrad là vấn đề rất nghiêm trọng trên New York Times. Tướng Gorenc cũng phát biểu trên trang Stars and Stripes rằng: “Tôi cho rằng việc phổ biến môi trường chống tiếp cận tại châu Âu hiển nhiên là mối quan ngại số một…sự phức tạp của các hệ thống này, tính hiệu quả của các hệ thống trên cũng như cách thức chúng được triển khai đã tạo ra những khu vực rất khó tiếp cận…Các bạn có thể thấy khởi đầu của việc này tại Syria hiện nay…Nó đang phát triển. Rõ ràng đây là một biện pháp khiến rất, rất khó khăn để tiếp cận hoặc hoạt động tại các khu vực nào đó”.

Nga cũng đã triển khai các hệ thống tên lửa đạn đạo tầm ngắn tối tân Iskander tại Kaliningrad, có thể mang đầu đạn hạt nhân với tầm bắn 300 dặm. Iskander đặt Berlin trong tầm bắn của mình. Các chiến đấu cơ và máy bay ném bom của Nga cũng luân phiên tới vùng lãnh thổ được trang bị khả năng quân sự hiện đại.

Mỹ và NATO đang hết sức đau đầu đối phó với thực tế Nga triển khai các hệ thống vũ khí tối tân như S-400 ngay trong trái tim châu Âu. Một video quay cảnh tập trận tại quân khu Astakhan đã ghi lại cảnh S-400 đánh chặn các mục tiêu tên lửa đạn đạo. Cuộc tập trận giả định diễn ra trong điều kiện S-400 tác chiến bị chế áp điện tử và gây nhiễu nặng. Bất chấp việc này, Nga tuyên bố cả 4 tên lửa phóng đi đều tiêu diệt chính xác các mục tiêu đã định trong pha giữa của tên lửa đạn đạo.

Nga triển khai S-400 tại vùng lãnh thổ Kaliningrad khiến NATO ngồi trên lửa


S-400 có thể sử dụng nhiều loại tên lửa khác nhau và có thể tích hợp với nhiều hệ thống radar khác nhau, bao gồm các loại radar được thiết kế cho phiên bản mới nhất của hệ thống tên lửa S-300. Nga có vẻ đã thử nghiệm S-400 trong một hệ thống phòng không hợp nhất đồng bộ. Hệ thống tối tân này xử lý nhiều dữ liệu radar với nhau để cho ra một “bức tranh chung” để theo dõi, bắt bám các mục tiêu kẻ thù với chất lượng cao. Việc này khiến cho các chiến thuật như tàng hình và chế áp, gây nhiễu điện tử trở nên kém hiệu quả.

Hệ thống phòng không hợp nhất của Nga rất phức tạp, sử dụng nhiều loại cảm biến, radar và các hệ thống tên lửa đầy uy lực và có tính cơ động rất cao. Các hệ thống này có thể triển khai tai nhiều điểm với các vị trí khác nhau đúng lúc, khiến cho chúng trở nên khó lường và đáng sợ. Một điều đáng ngại khác nữa là, thậm chí ngay cả các máy bay chiến đấu có tính năng tàng hình tốt nhất cũng không phải vô hình trước hệ thống radar.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
NATO “ngồi trên lửa” bởi S-400 Nga thọc vào trái tim châu Âu

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.