NASA công bố những hình ảnh mới về cuộc “giáp mặt” với trái đất của một tiểu hành tinh lớn nhất kể từ năm 1967 vào hôm 8/11 vừa qua.
NASA công bố những hình ảnh mới về cuộc “giáp mặt” với trái đất của một tiểu hành tinh lớn nhất kể từ năm 1967 vào hôm 8/11 vừa qua.
Tiểu hành tinh màu đen lớn bằng một chiếc máy bay đã được “bắt gặp” ngang qua trái đất vào ngày 8/11 vừa qua, thu hút được sự quan tâm lớn của các nhà thiên văn học và các nhà chiêm tinh học. Qua quan sát tiểu hành tinh này họ hi vọng có thể biết thêm về cấu tạo và nguồn gốc của nó.
Tiểu hành tinh có đường kính ước tính 400m, được đặt tên là Tiểu hành tinh 2005 YU 55. Đây là tiểu hành tinh lớn nhất có cuộc “giáp mặt” gần với trái đất kể từ năm 1976.
Cuộc “giáp mặt” gần nhất xảy ra vào 6h28, khi tiểu hành tinh nằm trong quỹ đạo của mặt trăng, cách trái đất khoảng 200.000 dặm (320.000km). Vì vậy tiểu hành tinh không gây nguy hiểm cho trái đất.
Hàng ngàn nhà thiên văn học đã theo dõi đường đi của tiểu hành tinh bằng kính thiên văn. Trong video, tiểu hành tinh có vẻ như đứng im, trong khi các ngôi sao ở đằng sau nó là một đốm mờ. Tuy hiên, trên thực tế nó di chuyển với tốc độ khoảng 30.000 dặm/h. Giới thiên văn học cho rằng YU55 đã “viếng thăm” trái đất từ ngàn năm nay. Nó bị tách ra khỏi vành đai tiểu hành tinh chính nằm giữa sao Hỏa và sao Mộc sau một “cú huých” trọng trường của sao Mộc.
Xem video:
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.