Theo dõi Báo Hànộimới trên

Muộn còn hơn không

Minh Ngọc| 11/12/2013 06:50

(HNM) - Trước những bất cập trong công tác quản lý, phát huy giá trị di tích hiện nay, Bộ VH,TT&DL đang xây dựng


Loạn mô hình quản lý, ứng xử chưa văn minh


Nói về tình trạng "loạn" mô hình QLDT, Cục trưởng Cục Di sản văn hóa Nguyễn Thế Hùng cho biết: Nước ta hiện tồn tại rất nhiều mô hình quản lý (QL), có đơn vị trực thuộc bộ, ngành, có đơn vị trực thuộc UBND cấp tỉnh, thành phố, có đơn vị lại trực thuộc Sở VH,TT&DL hoặc UBND cấp huyện. Đơn vị QLDT cấp cơ sở có nơi gọi là ban quản lý (BQL), nơi gọi là ban khánh tiết, nơi lại gọi là tổ bảo vệ… "Việc tồn tại nhiều mô hình QL, nhiều tên gọi sẽ không có gì đáng nói nếu di tích (DT) được bảo tồn, khai thác tốt. Nhưng thực tế cho thấy, không ít DT quan trọng ở nước ta đang bị biến dạng do sự chồng chéo trong công tác QL do đội ngũ cán bộ làm công tác này còn yếu về chuyên môn, nghiệp vụ… Ví như, BQL các DT trọng điểm Quảng Ninh hiện nay có trách nhiệm quản lý bốn DT: Chiến thắng Bạch Đằng, Yên Tử, Vân Đồn, Khu DT nhà Trần tại Đông Triều… nhưng các địa phương có DT kể trên cũng có BLQ, dẫn đến chồng chéo" - ông Nguyễn Thế Hùng nhấn mạnh.

Thực hiện nếp sống văn minh tại các khu di tích là việc làm hết sức cần thiết. Ảnh: Minh Duy



Không chỉ "loạn" mô hình QL, việc thực hiện nếp sống văn minh (NSVM) tại DT cũng còn nhiều vấn đề đáng bàn. Ông Nguyễn Thế Chính, Giám đốc Sở VH,TT&DL Bắc Giang phản ánh: "Điều nhức nhối nhất trong công tác QLDT ở Bắc Giang là việc các DT, tổ chức, cá nhân tự ý đưa đồ thờ tự mới vào chùa, vừa làm sai lệch ý nghĩa, vừa phá vỡ không gian DT. Ước có khoảng 30% đồ thờ trong DT ở Bắc Giang hiện nay là mới. Đó là chưa kể tới việc người dân đến DT mà không hiểu ý nghĩa lịch sử, văn hóa của DT, vứt rác, tiền lẻ bừa bãi, gây phản cảm".

Những dẫn chứng trên phần nào khẳng định sự cần thiết phải chuẩn hóa việc QLDT nhằm từng bước thống nhất mô hình QL, xây dựng NSVM tại DT.

Muốn quản lý tốt phải hiểu sâu

Theo Bộ VH,TT&DL để thực hiện NSVM tại DT, các tỉnh, thành phố phải công bố bản đồ khoanh vùng các khu bảo vệ DT; cắm mốc giới bảo vệ DT; "nói không" với việc đưa thêm, di dời, thay đổi hiện vật… khi chưa được sự cho phép của các cơ quan có thẩm quyền… Đồng tình với định hướng của Bộ, ông Nguyễn Xuân Trung, Phó Giám đốc Sở VH,TT&DL Bắc Ninh đề xuất tên gọi của các đơn vị QL nên có sự thống nhất trong cả nước. Theo đó, BQL DT cấp tỉnh hiện nay nên đổi thành Trung tâm Bảo tồn DT trực thuộc Sở VH,TT&DL, có trách nhiệm QL chung toàn bộ DT trên địa bàn, trực tiếp QL các DT tiêu biểu, DT cách mạng. Một số DT đặc biệt quan trọng thì nên thành lập BQL trực thuộc Trung tâm Bảo tồn DT tỉnh.

Tán thành quan điểm phải có sự thống nhất quản lý từ trên xuống, GS Trần Lâm Biền nhấn mạnh muốn quản lý tốt, dứt khoát người làm công tác QL phải lấy trí tuệ làm đầu. "Đến DT, dường như chúng ta bị ám ảnh nơi đây phải gắn với tôn giáo, tín ngưỡng và chúng ta ứng xử trên nền tảng tôn giáo, tín ngưỡng hơn là giá trị văn hóa của nó. Cũng vì ít quan tâm đến tính chất di sản văn hóa nên chúng ta đã rơi vào rất nhiều sai lầm", GS Trần Lâm Biền nói.

Từ thực trạng này, GS Trần Lâm Biền kiến nghị các cơ quan chức năng quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn sâu cho đội ngũ cán bộ làm công tác QLDT; tăng cường giới thiệu, tuyên truyền quảng bá về giá trị, ý nghĩa của DT đến các tầng lớp nhân dân; đồng thời xây dựng quy chế thực hiện NSVM nơi thờ tự làm cẩm nang tuyên truyền.

Nước ta hiện có hơn 4 vạn DT, trong đó có hơn 3.000 DT quốc gia, 7 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, 34 DT quốc gia đặc biệt, vì thế việc xây dựng "Hướng dẫn kiện toàn công tác quản lý và thực hiện NSVM tại DT" là cần thiết, nhưng điều quan trọng hơn cả là hướng dẫn này phải có tính khả thi.

Theo Dự thảo "Hướng dẫn kiện toàn công tác QL và thực hiện NSVM tại DT", dự kiến thống nhất tập trung QL nhà nước là Bộ VH,TT&DL thông qua Cục Di sản Văn hóa, UBND các tỉnh, thành phố, Sở VH,TT&DL. UBND các tỉnh, thành phố cần phân cấp rõ chức năng, nhiệm vụ theo từng công việc cụ thể, không phân cấp toàn diện cho UBND cấp huyện, xã. Đối với các di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới, bộ máy QL hiện nay thuộc cấp huyện thì cần nghiên cứu lộ trình nâng cấp trực thuộc cấp tỉnh; với các DT quốc gia đặc biệt cần căn cứ vào điều kiện từng địa phương để thành lập BQL trực thuộc UBND cấp tỉnh, Sở VH,TT&DL hoặc UBND cấp huyện… Để tránh sự chồng chéo, mỗi DT chỉ có một tổ chức QL, bảo vệ và chăm sóc trực tiếp, nhưng đồng thời cũng không để xảy ra tình trạng DT đã xếp hạng mà không có đơn vị QL…
(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Muộn còn hơn không

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.