(HNMO) - Quận 1 là trung tâm của Sài Gòn. Vậy trái tim quận 1 ở đâu? Cùng ngược dòng lịch sử 300 năm Sài Gòn Gia Định!
Năm 1698, chúa Nguyễn cử Nguyễn Hữu Cảnh vào Nam, bắt đầu thiết lập chính quyền của Đại Việt trên vùng đất mới – phủ Gia Định. Năm 1772, tướng Nguyễn Cửu Đàm lần đầu công bố bản quy hoạch Gia Định – Sài Gòn, trong đó chỉ rõ trung tâm Sài Gòn (trung tâm giao thương đường bộ lẫn đường thủy) là khu vực nằm giữa rạch Thị Nghè, sông Sài Gòn, rạch Bến Nghé và đường mới khu cầu Ông Lãnh hiện nay.
Quy hoạch 1772 của một người Gia Định - Sài Gòn, tướng Nguyễn Cửu Đàm vẫn giữ hầu như nguyên vẹn qua thời Pháp thuộc do tính hợp lý về nhiều mặt: kinh tế - an ninh - quốc phòng - giao thông (nguồn: Báo Tuổi trẻ). Sài Gòn, nơi được người Pháp mệnh danh là “hòn ngọc Viễn Đông”, chính thức trở thành thủ đô của Liên bang Đông Dương (1887 – 1901).
Người Pháp sau đó đặt tên đường để đánh dấu rõ hơn về mặt địa chính cho khu vực trung tâm. Ví như Caitnat (đường Đồng Khởi ngày nay) - là bộ mặt và linh hồn của Sài Gòn khi xưa. Đó là nơi tập trung những cửa hàng sang trọng nhất, là nơi sinh sống và giao lưu của giới thượng lưu thuộc địa, nơi được người Pháp ví như đại lộ Canebière của Marseille. Đường Nguyễn Huệ - kênh Lớn hay kênh Charner xưa kia – nay là đường hoa và tuyến phố đi bộ đầu tiên của Việt Nam. Đường Imperial (đường Hai Bà Trưng ngày nay) là trục đông – tây của Sài Gòn, kết nối Đông : khu hành chính, từ Hai Bà Trưng cho tới rạch Thị Nghè ; và Tây : từ Hai Bà Trưng ra tới khu thương mại, dịch vụ, công nghiệp Chợ Lớn (nguồn : Báo Tuổi Trẻ).
Đường Catinat thời thuộc Pháp – nay là đường Đồng Khởi. Ảnh tư liệu |
Bến Bạch Đằng đầu thế kỷ 20 - Ảnh tư liệu |
Khung cảnh Công Trường Mê Linh 3 năm tới. |
Quý khách muốn sở hữu địa chỉ phồn hoa vui lòng liên hệ 0909.888.886. Hoặc truy cập www.saigonmelinh.com.vn
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.