Theo dõi Báo Hànộimới trên

“Một cửa” là bộ mặt của chính quyền

Vân Hải| 07/09/2010 07:00

(HNM) - Quyết định số 93/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về quy chế thực hiện cơ chế


Bởi thế, phòng "một cửa" có thể coi như là "bộ mặt" của mỗi cơ quan HCNN. Tuy nhiên, đến nay, số đơn vị trang bị đầu tư đạt yêu cầu cho "một cửa" không nhiều nên chưa tạo được cảm tình của người dân. Điều quan trọng là thái độ phục vụ của cán bộ "một cửa" nhiều lúc chưa nhã nhặn. Theo yêu cầu về hoạt động của bộ phận tiếp nhận và trả kết quả theo cơ chế "một cửa" thì cán bộ, công chức làm việc tại bộ phận "một cửa" có trách nhiệm xem xét hồ sơ của tổ chức, cá nhân. Trường hợp yêu cầu của tổ chức, cá nhân không thuộc phạm vi giải quyết thì hướng dẫn để tổ chức, cá nhân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết; trường hợp hồ sơ chưa đúng, chưa đủ theo quy định thì hướng dẫn cụ thể một lần, đầy đủ để tổ chức, cá nhân bổ sung, hoàn chỉnh. Song, thực tế, cán bộ "một cửa" nhiều nơi còn làm ẩu hoặc chưa đủ trình độ thẩm định hồ sơ, dẫn đến tình trạng nhiều hồ sơ đã tiếp nhận, gửi đến phòng chuyên môn rồi lại quay về "một cửa", yêu cầu công dân bổ sung. Thậm chí, cán bộ còn cố tình hẹn ngày trả dài hơn so với quy định hoặc hướng dẫn sai quy trình, hướng dẫn không rành rọt làm người dân phải bổ sung nhiều lần mới hoàn thiện được hồ sơ. Đây là thực tế đang tồn tại ở bộ phận "một cửa" của không ít cơ quan HCNN. Một số đơn vị đã tích cực khắc phục điều này, quận Long Biên chú trọng lựa chọn cán bộ có năng lực, trách nhiệm và đạo đức (quận đã 2 lần thay trưởng bộ phận "một cửa" vì không làm tròn nhiệm vụ); quận Hoàng Mai chọn cán bộ "một cửa" có trình độ chuyên môn, có kỹ năng xử lý phù hợp, khiêm tốn và cho hưởng thêm phụ cấp từ nguồn kinh phí của quận. Đặc biệt, quận Hoàng Mai coi bộ phận "một cửa" là môi trường để rèn luyện cán bộ nên đặt ra kế hoạch 3 năm sẽ luân chuyển cán bộ "một cửa"…

Thực tế cho thấy, nơi nào coi trọng việc bố trí cán bộ, tổ chức "một cửa" tốt thì nơi đó công việc giải quyết thủ tục hành chính (TTHC) khá trôi chảy. Các chuyên gia cho rằng, để nâng cao chất lượng "một cửa" thì cần sớm chuẩn hóa cán bộ "một cửa" để họ không chỉ có trách nhiệm tiếp nhận, giải quyết hồ sơ mà phải luôn tận tình hướng dẫn, trả lời tổ chức, công dân bất kỳ một câu hỏi nào về TTHC. Đó là điều rất cần thiết, có ảnh hưởng quan trọng đến việc người dân đánh giá năng lực của cán bộ cũng như sự trong sạch của chính quyền cơ sở.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
“Một cửa” là bộ mặt của chính quyền

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.