(HNM) - Trong phiên làm việc buổi sáng ngày làm việc thứ hai (20-4) hội nghị toàn quốc học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã trao đổi về chuyên đề
Ảnh: VGP/Quang Hiếu |
Kết thúc phần giới thiệu những nội dung cốt lõi của chuyên đề trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu 4 nội dung chỉ đạo của Trung ương đối với các cấp, ngành nhằm thực hiện thành công phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016-2020. Nhắc lại chỉ đạo của Tổng Bí thư trong phát biểu khai mạc hội nghị "nhận thức phải tốt, lãnh đạo mới tốt được", Thủ tướng yêu cầu trước hết, phải quán triệt trong toàn Đảng, toàn dân về phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016-2020, trên tinh thần thống nhất nhận thức và hành động.
Thứ hai, các cấp, ngành phải xây dựng cơ chế và đưa vào nền nếp việc thường xuyên theo dõi, kiểm tra đánh giá tình hình thực hiện phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016-2020. Đặc biệt, đối với những vấn đề cần đổi mới mà chưa có chủ trương, các cấp, ngành phải chủ động, kịp thời đề xuất, kiến nghị.Đồng chí Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh: "Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ sẵn sàng lắng nghe ý kiến đổi mới của các đồng chí. Chúng tôi sẽ báo cáo Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương để quyết định việc thí điểm". Theo người đứng đầu Chính phủ, sáng tạo, thành công đều từ thực tế mà ra. Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, càng đòi hỏi phải sáng tạo và đổi mới.
Thứ ba, phát huy vai trò của MTTQ Việt Nam, các đoàn thể nhân dân, các tổ chức xã hội và nhân dân trong việc thực hiện và giám sát thực hiện phương hướng, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2016-2020. Thủ tướng Chính phủ nhấn mạnh: Làm việc gì mà không có dân, khó có thành công. Đặc biệt là phải có giám sát của dân để việc thực hiện không lệch lạc; để mọi chủ trương phải xuất phát từ lợi ích quốc gia, dân tộc và lợi ích của nhân dân, lợi ích địa phương chứ không phải vì lợi ích cá nhân, lợi ích của bộ phận tham nhũng, tiêu cực.
Thứ tư, Thủ tướng chỉ đạo phải đẩy mạnh truyền thông, thông tin cho nhân dân; phải xây dựng lực lượng truyền thông mạnh để ủng hộ đường lối của Đảng, ủng hộ công cuộc đổi mới đất nước. Sức mạnh của Đảng chính là từ địa phương, cơ sở, từ bộ, ngành và việc thực hiện Nghị quyết sáng tạo, cụ thể. Vì vậy, việc tổ chức thực hiện Nghị quyết, thể chế hóa Nghị quyết, nhất là về kinh tế - xã hội, đưa Nghị quyết vào cuộc sống thành công chính là nhờ địa phương và các bộ, ngành. Chính phủ sẽ tạo điều kiện hết sức mình để cùng các cấp, ngành thực hiện thắng lợi phương hướng, nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2016-2020.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.