(HNMO)- Chiều 5/11, tại UBND quận Hoàn Kiếm đã diễn ra cuộc họp đánh giá quá trình triển khai thực hiện Đề án “Mở rộng không gian đi bộ sang khu bảo tồn cấp I phố cổ Hà Nội” và đề xuất một số nội dung hoạt động trên tuyến phố đi bộ.
Theo kết quả đánh giá sơ bộ, từ ngày 11/4/2014, UBND Q. Hoàn Kiếm đã tiến hành triển khai thử nghiệm đưa 6 tuyến phố đi bộ thuộc phường Hàng Buồm đi vào hoạt động. Qua 5 tháng triển khai, tình hình an ninh trật tự được đảm bảo, công tác đảm bảo vệ sinh môi trường được duy trì, đường phố phong quang sạch đẹp hơn, hoạt động của tuyến phố về cơ bản được nhân dân đồng tình ủng hộ.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, hoạt động của tuyến phố đi bộ còn bộc lộ một số tồn tại, hạn chế; Tuyến phố chính Hàng Buồm – Mã Mây chưa hoạt động hiệu qua, chưa thu hút được sự quan tâm của du khách và không tạo được sự kết nối với tuyến phố đi bộ Hàng Đào – Đồng Xuân theo đúng mục đích, yêu cầu của đề án. Tình trạng phương tiện xe máy sau khi đi qua các điểm chốt vào tuyến phố thường phóng nhanh gây nguy hiểm cho người đi bộ. Phương tiện xe máy của các hộ dân chưa để đúng nơi quy định, còn lộn xộn, mất mỹ quan. Một số hộ kinh doanh chưa tuân thủ nghiêm túc các quy định về văn minh thương mại, môi trường, vệ sinh an toàn thực phẩm (ATTP). Xung quanh tuyến phố còn tồn tại nhiều điểm trông giữ xe tự phát, thu quá giá quy định gây bức xúc cho nhân dân. Một số báo nêu tuyến phố đi bộ mở rộng nhạt nhẽo, buồn tẻ, lộn xộn và không có tính hấp dẫn.
Sau khi nghe các Sở, Ban, ngành báo từ ngày 19/9 đến 3/10/2014, nghĩa là sau 1 tháng thử nghiệm có hiệu quả, các đơn vị có đề xuất một số phương án khắc phục tồn tại, hạn chế, Phó Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Quốc Hùng đã khích lệ kết quả đã đạt được, Phó Chủ tịch cũng khẳng định: “Chúng ta muốn làm gì cũng phải giữ gìn, bảo tồn và phát huy những giá trị truyền thống. Các hộ dân sống và kinh doanh trong khu vực Tuyến phố đi bộ mở rộng là rất đông, nên trước tiên phải không làm ảnh hưởng đến cuộc sống các hộ dân trong khu vực và khu lân cận. Bên cạnh đó, phải đảm bảo được vấn đề an toàn thực phẩm trong các hộ kinh doanh ăn uống, vấn đề an ninh trật tự một cách tốt nhất, đảm bảo được công tác phòng cháy chữa cháy cho người dân, không để xảy ra các vụ cháy gây hậu quả nghiêm trọng. Đặc biệt, tạo điều kiện thuận lợi cho sự đi lại của người dân. Ví dụ: Các hộ sống trong khu vực nếu có chỗ để thì cho họ mang xe vào, người không có chỗ để thì tạo điều kiện cho họ có chỗ gửi xe. Thống nhất với người dân chia sẻ để họ dắt bộ xe bào nhà. Sở Giao thông vận tại thống kê số xe, phân loại xe để bố trí chỗ để…”. Bên cạnh đó, Phó Chủ tịc Nguyễn Quốc Hùng cũng thống nhất với đề xuất của UBND Quận Hoàn Kiếm cho mở rộng hết cỡ bãi trông xe cho người dân ở khu vực vòng xoay gầm cầu Chương Dương, thời gian cũng kéo dài 3 ngày từ 18h chiều thứ 6, thứ 7, Chủ nhật đến 8h sáng thứ 2 (tuần sau), và đồng ý cho người dân gửi qua đêm.
Phó Chủ tịch Nguyễn Quốc Hùng cũng nhắc nhở việc cho phép sử dụng bố trí các xe đẩy lưu động kinhh doanh mặt hàng quà bánh, đồ uống mang tính truyền thống về ẩm thực truyền thống Hà Nội như: bánh giò, bánh trôi, bánh chay, bánh tẻ, bánh cốm…do các nghệ nhân tham gia nhưng quy hoạch điểm bán là đầu ngã 3, ngã 4 của tuyến phố, tránh việc đẩy đi rong chắn ngang trước các cửa hàng, hộ kinh doanh. Nên có quy định về các điểm kinh doanh các ngành hàng, quy định về bàn ghế, biển hiệu, trang phục, các diểm biểu diễn nghệ thuật đường phố…
Ngoài ra, chú ý việc sắp xếp lại giao thông tĩnh như, Quận nên sắp xếp tận dụng vài diện tích dưới lòng đường ngay trong khu vực tuyến phố sắp xếp chỗ để xe cho người dân. Giao cho Sở Giao thông vận tải cùng Quận Hoàn Kiếm, rà soát tăng thêm các diện tích đỗ xe cho người dân. Tăng cường cho xe rửa đường, vỉa hè trong 3 ngày thứ 6, thứ 7, chủ nhật cả tuyến phố Hàng Đào- Đồng Xuân, đảm bảo mỹ quan sạch đẹp tại tuyến phố, thu hút du khách đến khu vực tuyến phố đi bộ ngày càng đông hơn.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.