Theo dõi Báo Hànộimới trên

“Mỏ” huy chương của Việt Nam tại SEA Games 27

Mai Hoa ghi| 19/06/2013 06:26

(HNM) -


- Ông có thể cho biết tình hình tập luyện của các đội tuyển quốc gia tại trung tâm?

- Năm 2013, trung tâm chịu trách nhiệm quản lý, huấn luyện 55 đội tuyển với tổng số 12 chuyên gia, 137 HLV, 758 VĐV. Song quân số thực tế tập tại trung tâm là 11 đội, bao gồm bắn súng - bắn cung, điền kinh, bóng chuyền, taekwondo, cử tạ, judo, thể dục dụng cụ, pencaksilat, karatedo, bóng bàn, vật nam, nữ). Số còn lại, do thiếu nhà tập và nhà ở, trung tâm phải gửi tập luyện tại các đơn vị khác như Hà Nội, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Hòa Bình.

Hà Thanh vừa giành HCV Thể dục dụng cụ Châu Á sẽ không có cơ hội tranh tài tại SEA Games 27.



Tôi tin các VĐV do trung tâm quản lý sẽ trở thành "mỏ" đóng góp 60-70% tổng số huy chương của đoàn TTVN tại SEA Games 27-2013. Nhưng để có thể phát triển lực lượng lâu dài và bền vững, sự quan tâm đầu tư xây dựng trung tâm là việc cần thiết, cấp bách.

- Ông có thể nói gì về việc thiếu nhà tập và nhà ở cho các VĐV, HLV?


- Đó là vấn đề bất cập trong bối cảnh TTVN sẽ tham gia rất nhiều sự kiện lớn trong những năm tới như ASIAD 2014 tại Hàn Quốc, Olympic 2016 tại Brazil và đặc biệt là ASIAD 2019 tại Việt Nam. Chỉ còn 6 năm chuẩn bị cho cả 3 đại hội lớn này, nghĩa là công tác sàng lọc, đào tạo VĐV phải được tiến hành tập trung ngay từ bây giờ. Được sự chỉ đạo của Bộ VH,TT&DL, Tổng cục TDTT, trung tâm đã và đang triển khai xây dựng lực lượng VĐV cho các môn thể thao trọng điểm, trong đó, lực lượng nòng cốt tập trung tại trung tâm. Để có thành tích tốt thì rất cần quy hoạch mở rộng, nâng cấp trung tâm. Có như vậy thì các VĐV mới được tập huấn, ăn, ở trong một khuôn viên khép kín, đồng bộ, đúng nghĩa một trung tâm tập huấn - thi đấu thực sự.

- Tạo điều kiện để các VĐV trọng điểm được ăn - tập tốt là nhu cầu chính đáng. Tuy nhiên, chúng ta đang ở giai đoạn kinh tế khó khăn nên có lẽ, giải pháp tốt nhất thời điểm này vẫn là lo "tìm cách khắc phục", thưa ông?

- Đúng là việc thực hiện chính xác quy hoạch mở rộng, nâng cấp trung tâm đạt tiêu chuẩn quốc tế ở giai đoạn này rất khó, vì thiếu kinh phí. Tuy nhiên, những gì cấp bách thì vẫn cần phải làm, bảo đảm kết quả đào tạo VĐV và cũng để sẵn sàng chuẩn bị cho ASIAD 18-2019, khi mà chính trung tâm cũng là địa điểm thi đấu, ăn, ở của các HLV, VĐV bắn súng và một số môn khác. Trung tâm đã đề xuất lãnh đạo ngành cho xây dựng khu nhà ở cho 1.000 người, nhà tập 6 tầng cho 10 môn thể thao, nhà học văn hóa cho VĐV, bể bơi, phòng tập thể lực cho các đội tuyển. Đặc biệt là xây dựng nhà thi đấu, vừa để phục vụ tập luyện hằng ngày cho từ 5 đến 10 đội tuyển, vừa là nơi thi đấu cho các đội tuyển trong nước và quốc tế…

- Lâu nay, nhiều người phàn nàn rằng nhiều công trình thể thao xây rồi để đấy, năng lực khai thác sử dụng kém hiệu quả…

- Thật ra, ở trung tâm là một câu chuyện khác, việc hoàn thiện cơ sở vật chất còn giúp giải bài toán kinh tế - đào tạo. Hiện tại, kinh phí tập huấn - thi đấu nước ngoài của mỗi VĐV dao động trong khoảng 35-50 USD/người/ngày. Nếu trung tâm có NTĐ, nơi ăn ở, tập luyện tốt, việc mời các đội tuyển quốc gia khác đến thi đấu sẽ rất dễ dàng, góp phần tăng cường cơ hội thi đấu cọ xát tại chỗ cho các VĐV. Kinh phí tập huấn cho các đội tuyển giảm nhiều mà lại có thể tạo nguồn thu.

- Cảm ơn ông về cuộc trao đổi!

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
“Mỏ” huy chương của Việt Nam tại SEA Games 27

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.