Ngay từ trong thai kỳ, bà bầu hãy bổ sung các loại cá, rau, hoa quả và ngũ cốc vào thực đơn hàng ngày để chăm sóc tim bé một cách hoàn hảo nhất.
Thực phẩm nào là tốt cho sự phát triển tim của bé?
Dinh dưỡng hợp lý, lành mạnh đóng một vai trò thiết yếu, cực kỳ quan trọng cho sự hình thành, phát triển và duy trì hệ thống tim mạch của bé. Giống như người lớn, trẻ sơ sinh cần đủ lượng axit béo omega- 3, cùng với các vitamin, khoáng chất thiết yếu để cơ thể phát triển đúng cách.
Ngay từ thời điểm phát triển tim thai (chủ yếu trong ba tháng đầu tiên) của thai kỳ, người mẹ cần bổ sung nhiều chất dinh dưỡng cần thiết - chẳng hạn như canxi và phốt pho - có thể trợ giúp hình thành các mô của tim của bé. Để có kết quả tốt nhất, bà bầu cần nói chuyện với bác sĩ hoặc các chuyên viên dinh dưỡng về kế hoạch dinh dưỡng tốt nhất cho sự phát triển của em bé nói chung và tim của bé nói riêng.
Kích thước của tim người trung bình tương đương to bằng bàn tay. Như sự phát triển hoàn toàn đều đặn, nhịp nhàng, cơ thể, trái tim và bàn tay của bé phát triển với tốc độ tương đối giống nhau, đó là kết luận của nhóm nghiên cứu thuộc Viện Franklin. Tuy nhiên, bào thai trong bụng người mẹ có trái tim lớn hơn nhiều trong tam cá nguyệt đầu tiên và thứ hai. Sự hình thành, phát triển của tim bé phụ thuộc nhiều vào chế độ dinh dưỡng của người mẹ. Bác sĩ sản khoa thường khuyên phụ nữ mang thai nên tránh một số chất và thực phẩm trong quá trình nhạy cảm này, chẳng hạn như cà phê, thức ăn mặn, đồ ăn chứa nhiều mỡ, dư thừa cholesterol.
Ngay từ trong thai kỳ, bà bầu hãy bổ sung các loại cá, rau, hoa quả và ngũ cốc vào thực đơn hàng ngày để chăm sóc tim bé một cách hoàn hảo nhất (Ảnh minh họa) |
Các lựa chọn thực phẩm lành mạnh
Phụ nữ mang thai có thể tiêu thụ một lượng vừa đủ các chất dinh dưỡng có lợi cho tim bằng cách tuân theo một chế độ ăn cân bằng giàu ngũ cốc nguyên hạt, rau lá xanh và thịt nạc. Canxi, đồng, phốt pho và thiamine là bốn chất dinh dưỡng quan trọng đối với sự phát triển của tim thai, đó là kết luận của nhóm bác sĩ thuộc trung tâm y khoa Hoa Kỳ.
Canxi và phốt pho có mặt trong sữa và các chế phẩm từ sữa. Ngoài sữa, bạn có thể tìm thấy những chất này trong hạt điều, đậu và thịt cua. Cuối cùng, thiamine là khoáng chất vô cùng cần thiết mà mẹ bầu cần bổ sung mỗi ngày.
Thiamin hay còn gọi là vitamin B1 được chiết xuất từ cám gạo. Nó giữ vai trò hàng đầu trong chức năng của hệ thần kinh trung ương và ngoại biên.
Thiamin dẫn truyền xung động thần kinh tại hệ thần kinh trung ương (não, tủy sống) cũng như hệ thần kinh ngoại biên (mạng lưới thần kinh nối liền hệ thần kinh trung ương với cơ và các nội tạng). Vai trò của B1 cũng rất quan trọng trong chức năng của cơ nói chung và tim nói riêng, cũng như đối với trí nhớ. Chúng có mặt trong yến mạch, đậu Hà Lan tách vỏ và hầu hết các sản phẩm thịt.
Ngay từ khi mang thai, bạn hãy cố gắng bổ sung những thực phẩm trên một cách đầy đủ, điều này rất có lợi cho sự phát triển hệ thống tim mạch của con bạn sau này.
Thực phẩm cần tránh
Để có được một sức khỏe tốt nhất, ngoài việc tăng lượng thức ăn lành mạnh cho tim, bà bầu cố gắng giảm số lượng thực phẩm không tốt cho sức khỏe của bản thân. Viện Franklin khuyến cáo bà bầu hạn chế lượng chất béo ít hơn 30% tổng giá trị calo của bạn mỗi ngày.
Ngoài ra, bà bầu cũng cần phải tránh những phụ gia thực phẩm và hóa chất, chẳng hạn như bột ngọt, tuy chưa xác định được rõ ràng song đây là loại phụ gia được khuyến cáo không nên sử dụng nhiều. Nếu có thể, bà mẹ nên dành thời gian trò chuyện với bác sĩ về những loại thực phẩm cụ thể và đồ uống không nên ăn trong giai đoạn này.
Thực phẩm bổ sung khi bé chào đời
Khi bé ra đời, trái tim của bé tiếp tục phát triển cùng với sự phát triển của cơ thể bé. Để duy trì sự phát triển tim mạch một cách tốt nhất cho bé, phụ huynh cần chú ý tới chế độ ăn uống của bé. Tăng cường bổ sung cho bé các loại đậu, các loại hạt, ngũ cốc nguyên hạt, rau và trái cây. Ngoài ra, các axit béo omega- 3 được tìm thấy trong cá hồi, cá ngừ và hạt lanh đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ tim cho bé, chúng khiến tim bé được mạnh khỏe, hạn chế các bệnh liên quan tới tim mạch.
Cha mẹ có thể nghiền táo cho bé ăn. Táo chứa nhiều khoáng chất, vitamin như vitamin C, vitamin K, pectin. Chất xơ trong táo làm giảm cholesterol và loại bỏ chất độc trong cơ thể, chúng giúp bảo vệ động mạch.
Măng tây cũng là một thực phẩm mà mẹ có thể chế biến cho bé ăn. Trong măng tây chứa axit folic, vitamin A, vitamin nhóm B, C và K, mangan, chất xơ. Axit folic chứa trong đó giúp giảm hàm lượng homocysteine trong máu, một loại axit khi tồn tại với nồng độ cao có thể dẫn tới bệnh tim mạch.
Tỏi là một gia vị rất tốt cho sức khỏe tim mạch của bé. Chúng chứa nhiều mangan, vitamin B1, B6, C, phốt pho, selenium, canxi, sắt, đồng. Chúng có tác dụng giảm lượng cholesterol, hạ huyết áp và cải thiện tuần hoàn.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.