(HNMO) – Lượng khí thải nhà kính đánh dấu cột mốc 400 phần triệu (ppm) lần đầu tiên kể từ 5 triệu năm trở lại đây và có tốc độ tăng nhanh nhất kể từ trước đến nay.
Lần đầu tiên trong lịch sử loài người, nồng độ carbon dioxide (CO2) trong khí quyển đã vượt quá mốc 400 ppm (đơn vị đo mật độ khí hiếm trong không khí, nghĩa là 1 phần 1 triệu và bằng 1mg/kg). Tình trạng báo động này làm dấy lên các cuộc kêu gọi hành động mới nhằm làm giảm quy mô khí nhà kính trong không khí.
Lượng CO2 tăng tới 2,74 ppm chỉ trong 17 tuần đầu tiên của năm 2013 so với năm ngoái. Kể từ năm 1958, các trạm giám sát ở khu vực núi lửa Hawaii mới ghi nhận lượng khí thải nhà kính tăng với tốc độ chóngmặt như hiện nay. Các trạm giám sát đã đánh đấu cột mốc 400,03 lượng CO2 kể từ ngày thứ năm.
Các chuyên gia đổ lỗi cho sự gia tăng lượng khí thải nhà kính đến từ Trung Quốc và Ấn độ, những nước dựa nhiều vào than để tạo ra năng luownjgj. Bên cạnh đó, một trong số các yếu tố khác làm năng lượng khí thải nhà kính chính là sự giảm sút lượng hấp thụ CO2 từ thực vật.
Trái Đất chưa bao giờ chứng kiến mức độ khí nhà kính cao đến như vậy trong suốt 3 đến 5 triệu năm, rất lâu trước khi con người tồn tại, thời điểm nhiệt độ Trái Đất nhiều hơn hiện nay khoảng 3-4 độ C và mực nước biển cũng cao hơn 20-40m so với ngày này.
Ông Ed Davey, thư ký hiệp hội năng lượng và biến đổi khí hậu cho biết: “Việc nồng độ khí thải nhà kính đạt cột mới không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng. Nó là bằng chứng khoa học rõ ràng về những tác động của con người lên Trái Đất”.
Các trạm giám sát nồng độ CO2 tại Hawaii là tiêu chuẩn để đánh giá lượng khí thải nhà kính kể từ năm 1958 bởi nó hoàn toàn cách xa khu dân cư. Theo đó, lượng CO2 ở thời điểm tháng 3 năm 1958 đạt mức 315 ppm. Đầu những năm 1960, lượng khí thải nhà kính tăng lên với mức 0,7 ppm mỗi năm nhưng đến nay, tốc độ gia tăng đã nhiều hơn tới 2,1 ppm.
Các chuyên gia cho biết phải mất hàng trăm năm nữa, con người mới cảm nhận được đẩy đủ những hậu quả của việc gia tăng nồng độ CO2. Trong đó có hiện tượng thay đổi hệ sinh thái do sự tan chảy các tảng băng ở Nam cực và đảo Greenland.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.