Theo dõi Báo Hànộimới trên

Luật pháp quốc tế tạo nên quy tắc nền tảng của nền chính trị hiện đại

Quang Huy| 15/07/2016 05:44

(HNM) - Sau khi Tòa trọng tài theo Phụ lục VII Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS) ngày 12-7 ra phán quyết liên quan đến vụ Philippines kiện Trung Quốc về tranh chấp trên Biển Đông, ông Tetsuo Kotani, Nghiên cứu viên cao cấp, Viện Các vấn đề quốc tế Nhật Bản (JIIA) tại Tokyo đã chia sẻ với Báo Hànộimới

Trong việc giải quyết những xung đột dựa trên luật pháp, các quốc gia Châu Á có thể học hỏi từ Liên minh Châu Âu (EU). Tuy rằng những xung đột ở Châu Á phức tạp hơn, nhưng nên xem xét kinh nghiệm của EU trong việc tìm ra cơ chế, cách thức thúc đẩy nguyên tắc chung, đặc biệt là các điều luật, dàn xếp hòa bình những xung đột dựa trên luật pháp. Với vai trò toàn cầu quan trọng, sự tham gia của EU cũng có tác động tích cực giúp các quốc gia Châu Á thúc đẩy hòa bình.

Tuy nhiên, điều cần thiết là các quốc gia phải có nhận thức về tầm quan trọng của việc tuân thủ luật pháp quốc tế để duy trì an ninh khu vực. Đặc biệt, những điều luật của luật pháp quốc tế là yếu tố quan trọng quyết định việc một quốc gia muốn tham gia vào cộng đồng quốc tế và nó tạo nên những quy tắc nền tảng của nền chính trị hiện đại. Tuy nhiên, với những quan điểm và hành động thực tế trong thời gian qua, Trung Quốc lại không chia sẻ những khái niệm chung về điều luật quốc tế và chính điều này đã tạo nên sự khác biệt so với các quốc gia Châu Á khác. Do đó, cần khắc phục những khác biệt và tìm ra mặt bằng chung giữa Trung Quốc và các nước trong khu vực, bởi luật pháp quốc tế là công bằng với tất cả. Nhất là khi văn bản này rất có ý nghĩa đối với những quốc gia nhỏ. Giả sử, nếu cộng đồng thế giới để Trung Quốc phá vỡ những điều khoản quy định trong luật quốc tế và tạo nên tình trạng phân cấp trong khu vực, những quốc gia nhỏ sẽ là đối tượng gánh chịu hậu quả nghiêm trọng nhất.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Luật pháp quốc tế tạo nên quy tắc nền tảng của nền chính trị hiện đại

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.