(HNM) - Thông tin từ Viettel và Vinaphone cho biết, đến hết ngày 31-1, hai mạng di động
Thực tế, trước đây người dân có thể dễ dàng mua sim ở bất cứ đâu mà không cần phải khai báo thông tin về chủ sở hữu, vì công việc này đã được các cửa hàng bán sim thẻ "làm giúp". Bây giờ, các công ty cung cấp dịch vụ cũng khẳng định trong vòng 30 ngày, khách hàng được phép chuyển toàn bộ tiền trong tài khoản chính, tài khoản sử dụng và ngày sử dụng của những thuê bao vượt quá sang một trong ba thuê bao được khách hàng xác định và lựa chọn sử dụng. Điều này sẽ rất đơn giản với những khách hàng đứng tên cho thuê bao thực thụ. Nhưng với những người không biết thuê bao của mình được đăng ký dưới tên người khác, rất có thể sẽ mất trắng cả sim lẫn tiền trong tài khoản. Trong số 50.000 thuê bao nói trên, có thể có rất nhiều thuê bao thuộc nhóm "ảo", song không ai dám khẳng định rằng, chúng không phải là những địa chỉ thật mà vì một lý do đặc biệt nào đó (như ốm đau, đi vắng xa, thậm chí là không biết thông tin...) chủ nhân chưa kịp đăng ký lại.
Phải thấy rằng, trong một thời gian dài các nhà cung cấp dịch vụ đã ồ ạt khuyến mãi, tung ra những gói dịch vụ đơn giản về thủ tục, hấp dẫn về ưu đãi khiến cho lượng thuê bao không thật (mua để hưởng khuyến mãi, hết tiền là bỏ) tăng đáng kể. Dĩ nhiên, việc đăng ký bằng thông tin "ảo" không phải lỗi chỉ xuất phát từ người sử dụng mà là hệ quả của một quá trình dài quản lý thuê bao chưa chặt chẽ. Bằng chứng là ngay khi có quy chế bắt buộc phải xác nhận thuê bao (nếu không sẽ bị cắt) đã xảy ra hiện tượng người dân ùn ùn đi đăng ký. Điều này chứng tỏ, nếu có quy định chặt chẽ ngay từ đầu, hẳn không người tiêu dùng nào muốn phiền phức khi sử dụng dịch vụ "không chính danh".
Cũng phải khẳng định, hàng chục ngàn thuê bao kia nếu không còn được sử dụng thì xóa bỏ là hợp lý, vì được biết "chiến dịch trói thuê bao trả trước" thực hiện quyết liệt trong thời gian qua đã tiết kiệm cho nhà mạng ít nhất 2 triệu số. Nhưng vấn đề là thuê bao trả trước vẫn được coi là mảng quan trọng trong kế hoạch kinh doanh của các nhà cung cấp dịch vụ. Trong lúc cơ quan quản lý khẳng định tài nguyên số đang dần cạn kiệt thì việc thắt chặt thuê bao trả trước nhằm bảo đảm mọi công dân được bình đẳng khi sử dụng dịch vụ di động là điều cần thiết. Và việc xác minh thông tin để chuẩn hóa cơ sở dữ liệu khách hàng là yếu tố quan trọng giúp các doanh nghiệp triển khai hoạt động chăm sóc khách hàng tốt hơn, thay vì hình thức chăm sóc phổ biến là khuyến mãi như thời gian vừa qua. Tuy nhiên, làm sao bảo đảm quyền sở hữu số điện thoại và quyền lợi của người tiêu dùng là điều cần đặt ra. Dư luận cho rằng, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho khách hàng thực hiện quyền sở hữu và dễ dàng sử dụng dịch vụ di động mới là phương thức chăm sóc khách hàng tốt nhất mà các nhà mạng và cơ quan quản lý cần quan tâm.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.