Theo dõi Báo Hànộimới trên

Lập BCĐ xây dựng chương trình giảm nghèo bền vững

Theo VGPNEWS| 12/08/2010 10:44

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo biên soạn xây dựng Chương trình giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 (BCĐ). Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm Trưởng BCĐ.

Ưu tiên chính sách giảm nghèo tại những địa bàn khó khăn nhất.

Thủ tướng Chính phủ vừa quyết định thành lập Ban Chỉ đạo biên soạn xây dựng Chương trình giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020 (BCĐ). Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm Trưởng BCĐ.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc Giàng Seo Phử làm Phó Trưởng ban. Các thành viên BCĐ là lãnh đạo các Bộ, ngành liên quan.

BCĐ có nhiệm vụ tổ chức khảo sát, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện các chính sách giảm nghèo hiện hành; nghiên cứu đề ra các nội dung điều chỉnh, bổ sung phù hợp với định hướng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020; tổ chức lấy ý kiến các Bộ, ngành, địa phương và tham khảo ý kiến của các tổ chức đoàn thể, chuyên gia liên quan.

Ngoài ra, BCĐ có nhiệm vụ hoàn thiện dự thảo để trình Chính phủ xem xét, ban hành Nghị quyết của Chính phủ về định hướng giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020; dự thảo trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2011-2015.

BCĐ sẽ tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ.

Ưu tiên chính sách giảm nghèo tại những địa bàn đặc biệt khó khăn

Trong giai đoạn (2006 - 2010):

- Khoảng 5 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi với mức vay bình quân khoảng 6 - 7 triệu đồng/lượt/hộ.

- 3,7 triệu lượt người nghèo được hướng dẫn cách làm ăn.

- 100.000 lao động nghèo được dạy nghề miễn phí, trong đó trên 60% đã tìm được việc làm, tự tạo việc làm.

Mới đây, vào tháng 5/2010, trong quá trình chỉ đạo việc xây dựng Chương trình giảm nghèo bền vững thời kỳ 2011-2020, Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng, Trưởng Ban chỉ đạo thực hiện các chương trình giảm nghèo, đã nhấn mạnh yêu cầu, mục tiêu tổng quát của Chương trình phải thể hiện toàn diện, mọi mặt công tác giảm nghèo, bảo đảm về ăn, mặc, ở, chữa bệnh, học hành và cơ sở hạ tầng... Phân kỳ thực hiện trong giai đoạn 2011-2015 với các mục tiêu cụ thể cần đạt được trong từng lĩnh vực.


Đối tượng của Chương trình bao gồm: Hộ nghèo, người nghèo theo chuẩn nghèo trong cả nước; trong đó ưu tiên đối tượng là phụ nữ, trẻ em nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số, đối tượng bảo trợ xã hội.

Chương trình sẽ tập trung tại các địa bàn: 62 huyện nghèo; các xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn thuộc Chương trình 135 giai đoạn II và các tỉnh có tỷ lệ hộ nghèo cao từ 15%-20%.

Phó Thủ tướng mong muốn hệ thống chính sách sẽ được xây dựng theo hướng bao quát toàn diện công tác xóa đói, giảm nghèo trong cả nước, quan hệ chặt chẽ với Chương trình Xây dựng nông thôn mới và Chiến lược an sinh xã hội đến năm 2020; đồng thời, khuyến khích các địa phương có điều kiện nâng định mức hỗ trợ cao hơn chính sách chung để đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người nghèo trên từng địa bàn.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lập BCĐ xây dựng chương trình giảm nghèo bền vững

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.