Theo dõi Báo Hànộimới trên

Lạm phát đang được kiềm chế

Hà Phong| 27/04/2013 06:25

(HNM) -


Theo đánh giá, thời gian qua, điều hành kinh tế vĩ mô của Chính phủ đã chuyển dần từ tư duy điều hành theo kiểu ứng phó tình thế sang kết hợp giữa giải quyết các vấn đề ngắn hạn với xử lý các vấn đề mang tính dài hạn. Kết quả, chỉ số tồn kho hàng hóa đang giảm dần, khu vực dịch vụ tiếp tục phát triển khá. Tuy nhiên, chuyển biến này chưa đáp ứng yêu cầu thực tế, dư nợ tín dụng đối với nền kinh tế tăng thấp hơn nhiều so với mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ huy động vốn... Đặc biệt, quá trình tái cơ cấu lại các ngân hàng thương mại cổ phần yếu kém diễn ra chậm hơn so với dự kiến. Theo kế hoạch của Ngân hàng Nhà nước, sẽ có khoảng 5 - 8 ngân hàng hoàn tất việc cơ cấu lại trong quý I-2013, nhưng đến nay mới chỉ có phương án tái cơ cấu của Ngân hàng Thương mại cổ phần Tiên Phong (TienPhong Bank) và Ngân hàng Thương mại cổ phần Nhà Hà Nội (Habubank) được công bố và triển khai.

Về các nhiệm vụ và giải pháp phát triển KT-XH những tháng còn lại của năm 2013, các thành viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội tán thành nhận định của Chính phủ, những khó khăn, bất ổn của kinh tế thế giới sẽ ảnh hưởng lớn đến sự phục hồi và phát triển của nền kinh tế nước ta. Để giúp doanh nghiệp vượt khó, tiếp tục phát triển sản xuất kinh doanh, một số ý kiến cho rằng, nới lỏng tiền tệ để khơi thông tín dụng không phải là giải pháp triệt để. Hiện việc xử lý nợ xấu còn chậm nên những khó khăn về tiếp cận nguồn vốn tín dụng của doanh nghiệp chưa được cải thiện nhiều. Do đó, cần có chính sách miễn giảm thuế, phí liên quan đến mua, bán nợ xấu; miễn thuế chuyển quyền sở hữu các tài sản trong giao dịch sáp nhập, hợp nhất nhằm khuyến khích các tổ chức, cá nhân tham gia cơ cấu lại các ngân hàng thương mại yếu kém nói riêng cũng như hệ thống các tổ chức tín dụng nói chung...


(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lạm phát đang được kiềm chế

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.