Theo dõi Báo Hànộimới trên

Lãi suất giảm, lạm phát có tăng?

Người Quản Lý| 27/08/2011 05:53

(HNM) - Trước thông tin lãi suất cho vay sẽ giảm, chỉ còn 17-19%/năm trong tháng 9-2011 do Ngân hàng Nhà nước phát ra, không ít chuyên gia nhận định, lạm phát có thể quay lại.

Việc lạm phát tăng mạnh trong thời gian qua đã cho thấy nguyên nhân chính là từ giá "đầu vào" và việc lưu thông hàng hóa. Bởi thế, vấn đề cần làm hiện nay là các ngành chức năng, trong đó có Bộ Tài chính và Bộ Công thương phải thanh tra, kiểm soát chặt, không để xảy ra tình trạng lũng đoạn trong các khâu từ giá thành đến lưu thông hàng hóa, nhất là với các mặt hàng thiết yếu. Thực tế cho thấy, giá lương thực, thực phẩm giữ vai trò chính làm chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng cao, nên cần phải xem xét từ "gốc" vấn đề. Nếu do thiếu cung, cần "rót" vốn cho các doanh nghiệp, nông dân sản xuất để tạo ra nhiều sản phẩm cung cấp cho thị trường. Bên cạnh đó, đối với chính sách tiền tệ, Ngân hàng Nhà nước can thiệp kịp thời khi có những diễn biến bất lợi trên thị trường, nhưng phải thận trọng, linh hoạt, trên cơ sở xem xét lại tiêu chí lãi suất thực dương và lấy mốc chỉ số CPI đã đề ra đầu năm làm tiêu chí cho lãi suất. Chẳng hạn, mục tiêu CPI 9%, lãi suất 12%/năm là thực dương. Tuy nhiên, để thực hiện vấn đề này đạt hiệu quả, các ngân hàng thương mại rất cần sự hỗ trợ từ chính sách tiền tệ với những vấn đề cụ thể: hỗ trợ thanh khoản, ổn định tỷ giá, lãi suất, cơ chế kiểm soát chặt việc tăng trưởng tín dụng...

Làm sớm và làm tốt những vấn đề nêu trên, việc kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và bảo đảm an sinh xã hội theo Nghị quyết 11/CP của Chính phủ sẽ đạt hiệu quả.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Lãi suất giảm, lạm phát có tăng?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.