(HNMO) - Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng, 4 đại dịch vừa qua đều xảy ra sau các hiện tượng La Nina, vốn mang nước mát tới bề mặt phía đông Thái Bình Dương.
Các nhà khoa học Mỹ đã phát hiện ra rằng, 4 đại dịch vừa qua đều xảy ra sau các hiện tượng La Nina, vốn mang nước mát tới bề mặt phía đông Thái Bình Dương.
Trong Kỷ yếu của Viện Hàn lâm khoa học quốc gia (PNAS), họ nói rằng chim mang bệnh cúm có thể thay đổi mô hình di cư trong điều kiện thời tiết La Nina.
Tuy nhiên, nhiều hiện tượng La Nina đã không cho thấy chủng cúm mới lây lan khắp thế giới, các nhà khoa học cẩn trọng.
Vì vậy, theo các nhà khoa học, trong khi hiện tượng khí hậu có thể khiến đại dịch có khả năng xảy ra hơn, nhưng nó không phải là yếu tố quyết định.
La Nina là "người anh em" lạnh của El Nino - hai hiện tượng gộp lại làm nên sự dao động El Nino phương nam (ENSO).
"Chắc chắn ENSO ảnh hưởng đến thời tiết và lượng mưa và độ ẩm trên toàn thế giới", ông Jeffrey Shaman đến từ Đại học Columbia ở New York nói.
"Tuy nhiên, những ảnh hưởng này rất khác nhau trên khắp thế giới - không có hình ảnh nhất quán "
Dẫu vậy, 4 đại dịch mới nhất - cúm Tây Ban Nha vào năm 1918, cúm châu Á năm 1957, cúm Hồng Kông năm 1958 và cúm lợn năm 2009 - đều được đi trước bởi các thời kỳ của hiện tượng La Nina.
Đại dịch có điểm chung là chúng có tất cả các dòng đặc tính mới của virus mà mọi người thường không phát triển khả năng miễn dịch.
Thông thường, những điều này được tạo ra khi hai giống sẵn có lây nhiễm vào một con vật như chim hoặc lợn biến đổi di truyền.
Mắt xích với các hiện tượng La Nina hiện chưa rõ. Nhưng nghiên cứu gần đây cho thấy một số mô hình bay của chim hoang dã và các chặng dừng chân trong quá trình di cư, hoặc các lần thay lông, có khác nhau giữa các năm El Nino và La Nina.
Dẫu vậy có thực tế là nhiều giai đoạn La Nina đã không được theo sau bởi một đại dịch, điều này cho thấy chắc chắn có sự tham gia của các yếu tố khác.
Nếu đại dịch cúm lợn của năm 2009-10 là một phần của mô hình này, sự giao nhau của các chủng virus chắc chắn phải có gì đó gây bệnh cho gia cầm và lợn.
Do các loài chim di cư hoang dã đôi khi sẽ ghé vào các trang trại và khi các đàn vịt hoặc gà nuôi thường sống cùng với lợn, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, điều này hoàn toàn có khả năng xảy ra.
Giáo sư Shaman đã cảnh báo rằng, liên kết này chưa đủ chắc chắn rằng nó có thể được sử dụng như một công cụ để dự báo dịch bệnh.
Tuy nhiên, việc giám sát các loài chim, lợn, con người và di truyền học của virus cúm đã được tăng cường để phản ứng với các đợt bùng phát dịch gần đây của cúm lợn và cúm gia cầm.
Và vì vậy, ông tin rằng, cần có thời gian để chứng minh lý thuyết này chính xác hay không.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.