Theo dõi Báo Hànộimới trên

Khử mùi cháy trong thức ăn

Theo PNO| 06/09/2011 10:40

Thức ăn khi đã bị cháy thường có vị đắng và mùi khét rất khó chịu. Cách xử lý phổ biến nhất trong trường hợp này là vứt bỏ món ấy đi. Nhưng để tránh lãng phí, bạn có thể khử bớt mùi cháy theo trình tự dưới đây:

Thức ăn khi đã bị cháy thường có vị đắng và mùi khét rất khó chịu. Cách xử lý phổ biến nhất trong trường hợp này là vứt bỏ món ấy đi. Nhưng để tránh lãng phí, bạn có thể khử bớt mùi cháy theo trình tự dưới đây:

Để thức ăn nguội hẳn


Khi phát hiện ra mùi khét, cần tắt bếp ngay lập tức. Sử dụng găng tay khi nhấc nồi thức ăn đang nóng ra khỏi bếp để thức ăn không bị cháy thêm.

Lấy những phần thức ăn bị cháy ra ngoài


Dùng dao cắt bỏ những phần thức ăn đã bị cháy và đông cứng, chừa lại những phần còn sử dụng được. Đối với các món lỏng, có nước như súp hoặc món hầm, hãy dùng muỗng để múc bỏ những chỗ bị cháy khét.

Cho thêm nước

Đối với những món có kết cấu chắc và cứng như thịt, cá, rau củ…hãy rửa sạch phần thức ăn đã cháy dưới vòi nước để làm sạch hết những mảng cháy còn bám trên thức ăn. Đối với các món có nước, hãy cho phần thức ăn còn dùng được sang một chiếc nồi khác rồi mới cho thêm nước vào.

Lau khô thức ăn

Sau khi đã rửa sạch bằng nước, cần làm khô những thực phẩm còn ướt hoặc các loại rau xanh, bằng cách sử dụng khăn giấy để thấm lượng nước thừa.

Cho thêm nước sốt và gia vị

Bắt đầu nấu lại chỗ thức ăn đã thoát ra những lớp cháy và cho vào nhiều nước sốt. Nên kết hợp giữa thịt gà với các loại nước sốt cà chua, hoặc dùng nước sốt bơ cho món cá. Cho vào món ăn các gia vị: muối, tiêu và những loại khác theo ý thích. Đối với các món súp hoặc món hầm, bạn có thể giấu mùi khét và vị đắng của thức ăn bị cháy bằng cách cho thêm thịt xông khói vào món ăn.

Nêm nếm lại món ăn đã nấu

Hãy kiểm tra lại mùi vị của món ăn để đảm bảo rằng mùi vị của chúng không còn dấu vết của việc cháy khét. Trước khi dọn món ăn, bạn cần cho thêm chút xíu gia vị để chúng có mùi thơm hơn.

Lưu ý:

- Luôn rửa tay và mang găng khi nấu để không làm nhiễm khuẩn thức ăn trong quá trình cầm nắm.

- Sử dụng máy báo giờ khi đun nấu. Vì chắc chắn bạn sẽ không muốn món ăn đang nấu lại tiếp tục bị cháy lần nữa.

- Không dùng lại xoong, chảo hoặc giấy bạc vốn đã bị cháy để tiếp tục đun nấu trong lần thứ hai vì phần dầu thừa hoặc thức ăn đã bị cháy có thể lẫn sang những phần thức ăn đã được làm sạch.
- Chỉ được chạm vào thức ăn khi chúng đã nguội nếu bạn không muốn bị bỏng tay.

- Nếu bạn không lau sạch nước và làm khô thức ăn trong quá trình nấu lại lần hai, mùi vị của nước sốt và gia vị có thể bị ảnh hưởng.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khử mùi cháy trong thức ăn

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.