Theo dõi Báo Hànộimới trên

Không thể “có gì bán nấy”

Hồng Sơn| 26/07/2010 07:52

(HNM) - Sau một năm Bộ Chính trị phát động chương trình


Chọn mua xe đạp do Công ty TNHH Nhà nước một thành viên
Thống Nhất sản xuất.  Ảnh: Linh Tâm


Hàng Việt đang "lên ngôi"

Đến nay, các sở công thương cấp tỉnh, thành phố đã tổ chức 68 đợt bán hàng về nông thôn, với 857 lượt DN tham gia, thu hút gần 4,8 triệu lượt khách tham quan, mua sắm và đem lại doanh thu 1.467 tỷ đồng đã tạo ra sức lan tỏa của một phong trào kích cầu tiêu dùng lồng ghép với việc gia tăng tiêu thụ sản phẩm cho DN. Lãnh đạo các huyện ngoại thành Hà Nội nhiều lần khẳng định, mỗi đợt DN đưa hàng về địa phương đều nhận được sự ủng hộ của các đoàn thể, nhất là được bà con trên địa bàn hưởng ứng thông qua sự mua sắm sôi động. Đại diện một số DN như Hapro, Fivimart... cho biết, hầu như chuyến nào cũng "cháy" hàng, nhất là với những hàng thiết yếu như thực phẩm chế biến, gia vị, đồ gia dụng, đường, hàng may mặc…

Các chuyên gia khẳng định, những chuyến hàng Việt về nông thôn đã làm chuyển biến mối quan tâm của NTD nông thôn, mang lại sự gần gũi, sức sống mới cho quan hệ giữa nhà sản xuất và NTD. Qua đó, DN biết được điểm mạnh, yếu của mạng lưới phân phối tại địa phương, nhu cầu tiêu dùng và khả năng chi trả của người dân để đáp ứng tốt hơn. Các chuyến đưa hàng Việt về nông thôn cũng xây đắp mối liên kết chặt chẽ hơn giữa các đơn vị sản xuất, kinh doanh nội. Một chuyên gia thương mại nhận xét, trước đây sự liên kết giữa các DN phía Bắc còn lỏng lẻo. Nhưng sau các chuyến đưa hàng, họ tự nguyện liên kết với nhau, hỗ trợ nhau vận chuyển hàng hóa, mua hàng của nhau… Thực tế cho thấy, muốn chiếm lĩnh thị trường trong nước, mỗi đơn vị phải thâm nhập và giữ vững thị trường nông thôn, bởi số lượng NTD đông. Đây là "căn cứ địa" của mọi DN trong nước.

Cần khai thác lợi thế "sân nhà"

Đại diện Hội Bảo vệ NTD cho rằng, DN muốn tiêu thụ được sản phẩm trước hết cần bỏ tâm lý "có gì bán nấy", lại càng không nên có ý trách NTD "sính ngoại". Ngược lại, DN cần xác định là NTD có quyền lựa chọn và chỉ mua hàng khi có sự so sánh giữa các mặt hàng cùng chủng loại với nhau về giá cả và chất lượng. Còn NTD khẳng định, họ mua hàng không chỉ dựa trên tinh thần yêu nước và ủng hộ hàng nội vô điều kiện.

Tuy vậy, cũng cần có những chiến dịch tuyên truyền làm rõ quan điểm cần ưu tiên đối với hàng nội, ủng hộ hàng nội và không nên mua hàng ngoại. Đại diện Tổng công ty Điện tử tin học cho biết, DN đã sản xuất được rất nhiều mặt hàng có mẫu mã, chất lượng và chức năng như hàng ngoại nhập cũng như quan tâm hơn đến việc bảo hành sản phẩm sau bán hàng, nhất là với các vùng nông thôn, bởi đây là lợi thế của DN Việt Nam. Tuy nhiên, NTD trong nước chưa mặn mà với hàng nội. Hiện, nhiều bệnh viện thích nhập khẩu thiết bị từ nước ngoài, trong khi các máy móc phục vụ khám chữa bệnh thông dụng, có chất lượng tương đương do DN nội sản xuất, như máy lắc máu, máy hút dịch… vẫn chưa được chấp nhận, trong khi đó, giá hàng nội rẻ hơn 5-7 lần so với hàng nhập khẩu từ Ba Lan hoặc các nước khác.

Theo Bộ Công thương, mặc dù đạt được những kết quả đáng mừng, song chương trình đẩy mạnh bán hàng, triển khai phong trào "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" tại các địa phương vẫn chưa thu hút được nhiều thương hiệu mạnh tham gia. Ngoài ra, một số hạn chế, tồn tại khác cũng chưa được khắc phục kịp thời, chưa đáp ứng yêu cầu của NTD, như tình trạng hàng nhái, hàng giả, kém chất lượng, hàng lậu, nhất là hàng vi phạm bản quyền gây mất lòng tin đối với NTD. Trong khi đó, một số DN vẫn còn tình trạng mẫu mã sản phẩm xấu, đơn điệu, khâu phân phối bán hàng kém, hoạt động thiếu liên tục… nên chưa duy trì được phong độ thường xuyên. Trong những tháng còn lại của năm nay, Bộ Công thương sẽ chỉ đạo các sở công thương, DN khắc phục hạn chế, khai thác tốt hơn lợi thế "sân nhà".

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Không thể “có gì bán nấy”

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.