Cục Khí tượng quốc gia Mỹ thông báo một khối cầu lửa xuất hiện trên bầu trời nhiều bang của nước này trong tối 14/4.
Cục Khí tượng quốc gia Mỹ thông báo một khối cầu lửa xuất hiện trên bầu trời nhiều bang của nước này trong tối 14/4.
Khối cầu lửa bắt đầu xuất hiện từ khoảng 10h tối ngày 14/4 theo giờ địa phương. Ảnh: CNN. |
CNN dẫn thông báo của Cục Khí tượng quốc gia Mỹ (NWS) cho hay, khối cầu lửa bắt đầu xuất hiện từ khoảng 10h tối ngày 14/4 theo giờ địa phương. Các nhân chứng nhìn thấy nó phát sáng trong chừng 15 phút.
"Người dân nhìn thấy cầu lửa ở vùng trời phía bắc. Nó di chuyển từ phía tây sang phía đông. Trước khi tiến tới đường chân trời, cầu lửa vỡ thành nhiều mảnh nhỏ hơn rồi biến mất. Nhiều nhân chứng khẳng định các ngôi nhà, cây cối, ống khói và nhiều vật thể khác rung chuyển khi cầu lửa bay qua", thông báo của NWS cho biết.
NWS nói khối cầu lửa được nhìn thấy tại các bang Missouri, Illinois, Indiana và Wisconsin. Kênh truyền hình WISN-TV đưa tin nhiều người dân ở bang Ohio cũng nhìn thấy nó. NWS nói khói từ cầu lửa tạo thành một vệt sáng mỏng và trải dài.
Get the Flash Player to see this player. url=http://210.245.86.162/MediaStore/Video/2010/04/16/fireball(1).flv width=400 height=300 loop=false play=false downloadable=false fullscreen=true displayNavigation=true displayDigits=true playlistThumbs=false
|
Tuy nhiên, NWS chưa đưa ra kết luận chính thức về nguyên nhân tạo nên cầu lửa. Cơ quan này cho biết có một đợt sao băng có tên Gamma Virginids từ ngày 4/4 tới 21/4. Sao băng rơi nhiều nhất trong ngày 14 và 15/4.
"Một sao băng cỡ lớn có thể tạo nên cầu lửa sáng rực giống như thứ mà nhiều người dân nhìn thấy trong tối 14/4. Chúng tôi chưa rõ liệu có thiên thạch nào rơi xuống đất hay không", NWS tuyên bố.
Cơ quan Hàng không vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết, sao băng xuất hiện khi một thiên thạch hoặc vẫn thạch lọt vào bầu khí quyển trái đất.
"Quá trình cọ xát với không khí khiến thiên thạch bốc cháy và phát sáng, tạo nên vệt khí sáng và làm tan chảy các hạt nhỏ. Đôi khi người ta gọi những sao băng sáng nhất là cầu lửa", NASA nói.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.