Theo dõi Báo Hànộimới trên

Khai thác thế mạnh, mở rộng thị trường

Kim Vũ - Hoàng Phong| 09/02/2012 07:35

(HNM) - Năm 2011, lĩnh vực xuất khẩu lao động gặp rất nhiều khó khăn. Hàng ngàn người lao động (NLĐ) tại Libya phải về nước, thị trường truyền thống Hàn Quốc có nhiều NLĐ bỏ trốn.

- Những khó khăn của năm 2011 đã khiến nhiều người lo ngại "cánh cửa" XKLĐ của Việt Nam sẽ bị thu hẹp. Là người trong cuộc, ông nghĩ thế nào về suy nghĩ này?

- Năm 2011, hoạt động XKLĐ của Việt Nam đã gặp không ít khó khăn như ở thị trường Libya chẳng hạn... nhưng ở một số thị trường khác lại có những chuyển biến tích cực. Đáng mừng là 10 tháng của năm 2011, Việt Nam đã có 75.000 NLĐ đi làm việc ở nước ngoài, tăng gần 9.000 người so với cùng kỳ năm trước. Hàn Quốc - một thị trường lao động truyền thống gặp rất nhiều khó khăn do tình trạng bỏ trốn của NLĐ nhưng chúng ta đã đưa được 14.942 người sang làm việc (tăng 9.284 người).

Lao động của huyện Thạch Thất từ Libya về nước năm 2011 làm thủ tục hỗ trợ. Ảnh: Thanh Hải


Năm 2012, để ngăn chặn tình trạng NLĐ Việt Nam cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, các giải pháp đồng bộ sẽ tiếp tục được triển khai như thay đổi cách thức tuyển chọn lao động trong ngành nông nghiệp và ngư nghiệp. Sẽ quy định giới hạn tuổi tối thiểu; chỉ tuyển chọn giới tính phù hợp với ngành nghề; là ngư dân hoặc nông dân từ các xã không có NLĐ cư trú bất hợp pháp tại Hàn Quốc, phối hợp với chính quyền địa phương và gia đình động viên NLĐ về nước; xử phạt các trường hợp cư trú bất hợp pháp…

- Năm nay, ngành sẽ tập trung vào những vấn đề gì, thưa ông?

- Mặc dù rất nhiều nền kinh tế đang dần phục hồi nhưng nhiều quốc gia vẫn còn áp dụng các chính sách hạn chế tiếp nhận lao động nước ngoài để bảo vệ NLĐ trong nước. Việc thị trường lao động quốc tế bị thu hẹp, sụt giảm cũng làm cho sự cạnh tranh giữa các quốc gia cung ứng lao động càng trở nên gay gắt.

Với những khó khăn trên, trọng tâm của XKLĐ trong năm 2012 sẽ tập trung để khai thác tối đa nhu cầu lao động tại các thị trường đang phục hồi, đặc biệt là đẩy mạnh khai thác trong các lĩnh vực trước đây chúng ta chưa quan tâm khai thác do thiếu nguồn cung như các nghề đòi hỏi trình độ cao, các nghề trong lĩnh vực dịch vụ... Đó là các thị trường khu vực Trung Đông, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản và Hàn Quốc, đồng thời mở các thị trường mới phù hợp với lao động Việt Nam như Australia, New Zealand, Canada, cũng như chú trọng khai thác các hợp đồng nhận lao động thời vụ (thu hái hoa quả) tại các nước Châu Âu như Phần Lan, Thụy Điển… Chúng ta cũng cần chuẩn bị nguồn lao động để đáp ứng đủ nhu cầu của thị trường quốc tế bằng cách đẩy mạnh đào tạo lao động trong hệ thống đào tạo nghề quốc gia, tiếp tục thực hiện các chương trình hỗ trợ đào tạo từ chương trình mục tiêu đào tạo nghề, từ Quỹ Hỗ trợ việc làm ngoài nước và có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp XKLĐ xây dựng các cơ sở đào tạo lao động. Đa dạng hóa các hình thức thông tin để xã hội và NLĐ có đủ thông tin khi tham gia XKLĐ, đặc biệt là về tay nghề và ngoại ngữ...

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Khai thác thế mạnh, mở rộng thị trường

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.