(HNM) - Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Xuyên vừa cho biết, qua một thời gian nghiên cứu, giám sát, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế đã kết luận
Theo đó, Bộ Y tế đã có hướng dẫn việc chẩn đoán và điều trị bệnh viêm da nói trên. Biểu hiện khi mắc bệnh này thường rát đỏ, dày sừng, khô da ở bàn chân, bàn tay, đầu và kẽ ngón, nhất là vùng tỳ đè, rìa lòng bàn tay, bàn chân. Vùng tổn thương này có giới hạn rõ đối với vùng da lành. Sau một vài ngày, thương tổn bong vảy ở giữa để lại viền vảy khô ở xung quanh. Ở một số người bệnh có thể có biểu hiện toàn thân mệt mỏi, kém ăn, sốt và có cảm giác tê bì ở bàn tay, bàn chân, khi xét nghiệm cận lâm sàng sẽ cho kết quả men gan (SGOT, SGPT) trong máu tăng cao; nặng hơn sẽ tổn thương gan, da, xuất hiện các dấu hiệu nặng lên của các bệnh lý mạn tính kèm theo như bệnh phổi, suy thận, tiểu đường, tim mạch, sốc nhiễm khuẩn, suy đa phủ tạng. Trẻ em dưới 5 tuổi, suy dinh dưỡng, béo phì, hen phế quản hoặc bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh; người già trên 65 tuổi; phụ nữ có thai… là những đối tượng bệnh dễ tiến triển nặng. Để phòng bệnh, cần thường xuyên vệ sinh môi trường sạch sẽ; rửa tay, chân nhiều lần trong ngày bằng nước sạch, nhất là sau khi đi làm ở đồng ruộng về; tránh tiếp xúc với các hóa chất, nhất là các thuốc trừ sâu, diệt cỏ; sử dụng các phương tiện bảo hộ an toàn, đúng quy cách khi phải thực hiện các hoạt động trên đồng ruộng, nương rẫy.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.