(HNMO) - Với chủ đề
Hổ là loài động vật quý hiếm trên thế giới. Theo số liệu của các tổ chức môi trường quốc tế, cùng với Việt Nam, hiện nay ở 12 quốc gia khác vẫn còn loài hổ sinh sống và môi trường sống tự nhiên của loài hổ đang bị thu hẹp nhanh chóng trong vòng gần 100 năm lại đây. Số lượng hổ trong tự nhiên ngày càng giảm sút, trong đó có 4 phân loài hổ đã bị tuyệt chủng, không thể khôi phục được. Nguyên nhân là do sự suy giảm môi trường sống, do hoạt động của việc phát triển cơ sở hạ tầng đô thị và giao thông... Các tổ chức Quốc tế cảnh báo, nếu không có những hành động kịp thời thì chỉ trong vòng 10 năm nữa loài hổ sẽ bị diệt vong...
Hội thảo đã tập trung vào các nội dung quan trọng như: Tuyên bố Xanh Petecbua về bảo tồn hổ và chương trình toàn cầu về phục hồi hổ; Cam kết và hành động của các quốc gia về bảo tồn hổ tại Hội nghị tòan cầu về phục hồi hổ; Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ; Quản lý, bảo tồn và tăng cuường sinh cảnh sống cho loài hổ...
Về cam kết và hành động của Việt Nam về bảo tồn hổ, đại diện Bộ Tài nguyên - Môi trường cho biết, tại Hội nghị Thượng đỉnh tòan cầu về bảo tồn hổ, Việt Nam đã cam kết: Ưu tiên thực hiện Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ, thành lập Ban chỉ đạo quốc gia về bảo tồn đa dạng sinh học, về kiểm sóat buôn bán động, thực vật hoang dã, trong đó sẽ đưa Chương trình quốc gia về bảo tồn hổ là nội dung ưu tiên hàng đầu; Thực hiện các chiến dịch truyền thông nhằm thay đổi thái độ, hành vi của cộng đồng về bảo tồn hổ và động vật hoang dã; Xác định và thiết lập ít nhất 1 khu ưu tiên bảo tồn hổ, đồng thời nâng cao khả năng quản lý, giám sát, bảo vệ, cũng như không thực hiện các dự án phát triển hạ tầng làm ảnh hưởng tới hổ tại khu vực này; Tăng cường công tác thực thi pháp luật chống tội phạm vi phạm các quy định về bảo vệ hổ và động vật hoang dã... Ngoài ra, Việt Nam sẽ đẩy mạnh hợp tác với Lào, Cămphuchia về việc nghiên cứu thiết lập khu ưu tiên bảo tồn hổ chung biên giới quốc gia, đồng thời săn sàng hợp tác với các quốc gia có hổ nghiên cứu và thực hiện chương trình di chuyển, thả lại, phục hồi quần thể hổ trong các sinh cảnh có hổ phân bố... Mục tiêu chiến lược dài hạn của Việt Nam là "Phát triển quần thể hổ hoang dã và thú mồi thông qua giảm thiểu các mối đe dọa, góp phần cho mục tiêu phục hồi hổ toàn cầu, nhân đôi quần thể hổ hoang dã toàn thế giới lên gấp đôi (khoảng 6.400 cá thể) vào năm 2022.
Cùng ngày, tại Công viên Thống Nhất, Hà Nội cũng diễn ra Lễ mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế về bảo tồn loài hổ do Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên - Môi trường) tổ chức. Đây là lần đầu tiên Việt Nam tổ chức ngày quốc tế Hổ.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.