(HNM) - Ngày 3-8, Viện Nghiên cứu Lập pháp (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) và Liên hiệp Các hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học
Nhiều ý kiến cho rằng, sau gần 18 năm thi hành Hiến pháp 1992, Nhà nước ta đã ban hành được một hệ thống các văn bản luật và dưới luật tương đối đầy đủ và đồng bộ để điều chỉnh các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực kinh tế, dân sự, chính trị, văn hóa, khoa học, kỹ thuật, ngoại giao, an ninh quốc phòng... Nhưng các quy định về con người, quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định trong Hiến pháp 1992 đang bộc lộ những bất cập nhất định, đòi hỏi cần được chỉnh lý cho phù hợp với thực tiễn Việt Nam và xu thế hội nhập quốc tế… Tuy vậy, việc sửa đổi phải hết sức thận trọng, thủ tục chặt chẽ và thực sự dân chủ; phải đưa ra các tiêu chí phương pháp tổng kết thi hành Hiến pháp; chọn lọc những vấn đề chung về Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp thì mới bắt tay vào "làm mới" được. Đặc biệt, tổng kết Hiến pháp cần đánh giá xem hình thức thể hiện của Hiến pháp 1992 đã xứng đáng là đạo luật gốc hay chưa. Hiện đang có hai quan điểm, một là cho rằng Hiến pháp càng quy định cụ thể thì thể chế hóa sau này sẽ thuận lợi. Quan điểm thứ hai coi Hiến pháp là đạo luật chỉ điều chỉnh những vấn đề có tính nguyên tắc về việc tổ chức quyền lực nhà nước.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.