Theo dõi Báo Hànộimới trên

Học hỏi gì từ các quán quân Olympia?

Thanh Phong thực hiện| 23/08/2015 08:00

(HNM) - Cuộc thi kiến thức được nhiều em học sinh yêu thích là


Em Nguyễn Thị Xuân (HS lớp 9A, Trường THCS Định Công):
- Em rất ấn tượng với anh Văn Viết Đức, người vừa chiến thắng trong cuộc thi "Đường lên đỉnh Olympia" bởi trong tất cả các vòng thi anh ấy luôn thể hiện sự tự tin, bình tĩnh, nắm vững kiến thức. Em đọc báo và được biết, "bí kíp" để anh Đức có kiến thức vững vàng như vậy là nhờ anh có niềm đam mê đặc biệt với những cuốn sách. Mỗi ngày anh dành khoảng 30 phút đến 1 giờ để đọc sách, nghiên cứu tài liệu...

Anh Đức còn rất chăm chỉ cập nhật thông tin mới từ chương trình truyền hình và không bao giờ bỏ qua một chương trình thời sự nào nếu không có việc gì khẩn cấp. Từ tấm gương của anh ấy, em cũng sẽ dành thời gian mỗi ngày để đọc nhiều sách. Việc xem chương trình thời sự và nguồn kiến thức từ báo chí, truyền hình cũng rất bổ ích đối với chúng em.

Em Phạm Thị Thanh (HS lớp 8D, Trường THCS Liên Ninh):
- Em thấy hầu hết các thủ khoa đều rất chăm học. Nhiều anh chị ở vùng sâu, vùng xa không có điều kiện học tập đầy đủ, không có các thầy cô giỏi giúp luyện thi như ở Hà Nội nhưng họ vẫn đạt điểm số rất cao. Điều quan trọng là các anh chị ấy đều có quyết tâm rất cao, không xao nhãng việc học. Nhiều anh chị còn không sử dụng điện thoại di động hay ít khi vào mạng. Em sẽ học tập ý thức tự giác của các thủ khoa này.

Cô Nguyễn Thu Thủy (Phụ huynh HS, 123 Láng Hạ, Hà Nội):
- Tôi thấy nhiều thủ khoa của kỳ thi đại học hay các quán quân của các cuộc thi kiến thức xuất thân từ những gia đình bình thường, thậm chí có cuộc sống vật chất khó khăn. Tuy không được đáp ứng đầy đủ về tiền bạc, điều kiện học tập còn thiếu thốn nhưng các em vẫn biết vượt qua hoàn cảnh, nỗ lực học tập để giành kết quả cao. Do đó, các phụ huynh cũng nên thay đổi suy nghĩ về việc tạo điều kiện cho con học hành.

Nhiều cha mẹ không tiếc tiền bạc cho con đi học thêm ở lớp có thầy cô giáo giỏi, mua sắm máy tính, trang thiết bị học tập hiện đại, đáp ứng tối đa nhu cầu về tiền bạc để con đi ôn thi, ăn uống, bồi dưỡng. Nhưng nếu điều kiện vật chất đầy đủ mà trẻ không có quyết tâm, không có ý thức tự giác học tập thì mọi sự đầu tư của bố mẹ đều vô ích, có khi lại gây tác dụng ngược. Tốt nhất là không nên tạo cho con cảm giác được nuông chiều thái quá mà nên tạo cho con tinh thần tự giác học nghiêm túc, tự con định hướng nghề nghiệp tương lai để phấn đấu.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Học hỏi gì từ các quán quân Olympia?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.