Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra

Thạc sỹ, Luật sư Quản Văn Minh| 17/05/2014 06:55

Nhiều phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về các hành vi vi phạm của người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra thiệt hại cho người dân. Xin hỏi quý báo, pháp luật quy định như thế nào về hồ sơ yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại do người tiến hành tố tụng gây ra trong hoạt động tố tụng hình sự? Dương Đức Huy (quận Long Biên, Hà Nội)

Nhiều phương tiện thông tin đại chúng có đưa tin về các hành vi vi phạm của người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra thiệt hại cho người dân. Xin hỏi quý báo, pháp luật quy định như thế nào về hồ sơ yêu cầu Nhà nước bồi thường thiệt hại do người tiến hành tố tụng gây ra trong hoạt động tố tụng hình sự?
Dương Đức Huy (quận Long Biên, Hà Nội)

Trả lời:


- Theo quy định pháp luật hiện hành thì Nhà nước có trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người tiến hành tố tụng gây ra trong hoạt động tố tụng hình sự khi thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 26 Luật, Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sau đây viết tắt là Luật TNBTCNN).

Căn cứ Điều 11 Thông tư liên tịch số 05/2012/TTLT-VKSNDTC-TANDTC- BCA-BTP-BQP-BTC-BNN&PTNT ngày 2-11-2012 của Viện kiểm sát nhân Tối cao, Tòa án nhân dân Tối cao, Bộ Công an, Bộ Tư pháp, Bộ Quốc phòng, Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn hướng dẫn thực hiện trách nhiệm bồi thường của Nhà nước trong hoạt động tố tụng hình sự, thì hồ sơ yêu cầu bồi thường bao gồm: 1. Người bị thiệt hại, thân nhân của người bị thiệt hại hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải gửi đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại đến cơ quan có trách nhiệm bồi thường theo quy định tại Khoản 1, Điều 34, Luật TNBTCNN. Đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có các nội dung chính theo quy định tại Khoản 2, Điều 34, Luật TNBTCNN và các nội dung khác theo Mẫu đơn số 01a, 01b kèm theo Thông tư liên tịch này. 2. Kèm theo đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại phải có các giấy tờ sau đây: a) Quyết định, bản án đã có hiệu lực pháp luật làm cơ sở để xác định thuộc trường hợp được bồi thường quy định tại Điều 26, Luật TNBTCNN và hướng dẫn tại Điều 2 Thông tư liên tịch này; b) Bản chính hoặc bản sao hợp lệ một trong các loại giấy tờ tùy thân của người bị thiệt hại. Trường hợp người bị thiệt hại không trực tiếp gửi đơn yêu cầu bồi thường thiệt hại mà người đại diện hợp pháp của họ thay mặt, thì phải có giấy ủy quyền của người bị thiệt hại và các giấy tờ chứng minh nhân thân của người được ủy quyền như: Chứng minh thư nhân dân hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người bị thiệt hại làm việc; trường hợp người bị thiệt hại chết mà thân nhân của người bị thiệt hại gửi đơn yêu cầu bồi thường, thì phải có các loại giấy tờ chứng minh quan hệ của họ đối với người bị thiệt hại như: Hộ khẩu, giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, giấy khai sinh, chứng minh thư nhân dân của người yêu cầu bồi thường... hoặc xác nhận của chính quyền địa phương nơi người bị thiệt hại cư trú hoặc xác nhận của cơ quan, tổ chức nơi người bị thiệt hại làm việc xác nhận người bị thiệt hại là thân nhân của người yêu cầu bồi thường. c) Các tài liệu, chứng từ hợp lệ để chứng minh các khoản chi phí hợp lý, thu nhập của người bị thiệt hại trước khi bị tạm giữ, tạm giam, chấp hành hình phạt tù (nếu có).

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Hồ sơ yêu cầu bồi thường thiệt hại do người tiến hành tố tụng hình sự gây ra

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.