Cái chết của một ngôi sao chổi rơi thẳng vào mặt trời đã được các nhà khoa học lần đầu tiên ghi lại.
Sao chổi lao thẳng vào mặt trời. Ảnh: NASA/SDO/AIA. |
Hình ảnh được chụp bởi vệ tinh Solar Dynamics Observator (SDO) của NASA, một vệ tinh xoay quanh trái đất có nhiệm vụ nghiên cứu mặt trời. Một quan chức SDO cho biết, đài quan sát đã phát hiện sao chổi thu nhỏ dần và tan chảy trong 15 phút trước khi nó lao vào mặt trời vào ngày 6/7.
"Với nhiệt độ cao và bức xạ lớn của mặt trời, sao chổi đã bốc hơi hoàn toàn", trang Space.com hôm kia dẫn lời quan chức.
Sao chổi ở khoảng cách rất gần mặt trời, nhưng đây là lần đầu các nhà khoa học quan sát hình ảnh thực trước khi nó biến mất.
Các sao chổi như vậy quay trong quỹ đạo rất gần mặt trời, có tên là sao chổi Kreutz bởi nhà thiên văn thế kỷ 19 Heinrich Kreutz là người đầu tiên phát hiện mối liên hệ giữa loại sao chổi với mặt trời.
Sao chổi ra đời khi những mảnh băng, đá và bụi to như núi tập hợp lại tại các khu vực lạnh giá nằm cách xa mặt trời. Các nhà thiên văn học rất quan tâm nghiên cứu sao chổi vì chúng có thể là những dấu vết để lại sau quá trình hình thành hệ mặt trời. Trong hệ mặt trời, sao chổi là những thiên thể ra đời rất sớm.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.