Đã 40 năm trôi qua (19/12/1972 - 19/12/2012) nhưng những ký ức hào hùng về trận chiến bảo vệ bầu trời thủ đô Hà Nội vẫn còn in trong tâm trí nhiều người.
Tên lửa Dvina được Liên Xô viện trợ. Tên lửa được biên chế tại tiểu đoàn tên lửa 61 anh hùng trung đoàn 236 anh hùng, đã tham gia bắn rơi nhiều máy bay B-52 của Mỹ.
Máy bay tiêm kích Mig-21 F96. Một trong những máy bay của đoàn 921 anh hùng, đơn vị đã bắn rơi 137 máy bay Mỹ. Ngày 27/12/1972, dưới sự chỉ huy của Bộ tư lệnh Phòng không - không quân, Anh hùng Phạm Tuân với chiếc Mig 21 đã bắn hạ siêu pháo đài bay B-52 trên bầu trời Hà Nội.
Bộ đồ của lính phi công Mỹ sau khi máy bay bị nổ.
Bút, dao, giấy mực... của lính phi công Mỹ.
Chiếc đài National được bộ đội phòng không dùng để nghe tin tức trong 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không.
Cán bộ chiến sĩ D 79 E257 đơn vi tên lửa bắn rơi máy bay B-52 của Mỹ tại Hà Tây đêm 19/12/1972 được UB Hành chính tỉnh Hà Tây tặng.
Tổ hợp được đài trưởng Nghiêm Đình Tích đại đội ra đa 45 đã dùng thông báo tình báo B-52 về sở chỉ huy đêm 18/12/1972.
Hiện vật gợi nhớ về chiến thắng Điện Biên Phủ trên không.
Những hiện vật được trưng bày tại Bảo tàng PK-KQ nhân kỷ niệm 40 năm chiến thắng Hà Nội - Điện Biên Phủ trên không.
Chiếc mũ được anh hùng Phạm Tuân bay trên chiếc Mig-21.
Một chiếc ống xả B-52, được bộ đội Phòng không thu được khi chiếc máy bay B-52 rơi tại Đình Công, Thanh Trì, Hà Nội ngày 26/12/1972.
Mảnh chiếc may bay F.8J, tiểu đoàn 81 trung đoàn 238 bắn rơi tại Hải Hưng.
Những mảnh đủ loại các máy bay chiến đấu của Mỹ bị bộ đội Việt Nam bắn rơi trong chiến dịch 12 ngày đêm Điện Biên Phủ trên không.
Mảnh chiếc máy bay F-4 bị bắn rơi tại miền Bắc Việt Nam ngày 12/9/1972.
Mảnh xác máy bay của em Hà gửi cho bố là cán bộ giải phóng báo tin Hà Nội bắn rơi B-52.
Tập lệnh chỉ tối mật của máy bay B-52 thu trên chiếc máy bay bị bắn rơi đêm 26/12/1972 tại Hà Nội.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.