Theo dõi Báo Hànộimới trên

Hai tuổi chưa biết nói có đáng lo?

Theo Sức Khỏe & Đời Sống| 24/02/2010 07:39

BS. Trần Quang Lập trả lời:

"Con trai tôi 24 tháng tuổi, nặng 13 kg, cao 90 cm, ăn ngủ tốt nhưng nói được rất ít, đôi khi ngại nói mà dùng cử chỉ nhiều hơn. Bé có bị chậm nói không? Tôi nên làm gì?".

BS. Trần Quang Lập trả lời:

Ở mỗi trẻ cũng như mỗi giai đoạn phát triển, trẻ sẽ có những biểu hiện lời nói và ngôn ngữ khác nhau. Tuy nhiên, cha mẹ có thể nhận ra sớm những biểu hiện bất thường ở con mình để có biện pháp điều chỉnh phù hợp. 

Trẻ chậm nói có thể do nghe kém hoặc cơ quan phát âm có vấn đề.

Ở lứa tuổi con của chị, trẻ bình thường có thể nói được 50 từ hoặc hơn. Trẻ bắt đầu học kết hợp hai từ và hiểu được những điều khiển kép như: "Lấy quyển truyện của con và đưa cho mẹ". Khi thấy trẻ không phản ứng với âm thanh hay không phát âm những âm đơn giản, có khả năng trẻ gặp vấn đề trong sử dụng lời nói. Trẻ có thể không nghe thấy hoặc gặp khó khăn trong việc sử dụng lưỡi, răng và hàm để tạo âm thanh. Nếu con chị làm theo được những lời đề nghị của chị thì có thể khẳng định thính lực của cháu hoàn toàn bình thường.

Tuy nhiên, để khuyến khích cháu nói nhiều, sử dụng ngôn ngữ tốt hơn, chị nên nói chuyện với cháu nhiều hơn, thường xuyên đọc truyện cho cháu nghe, không cần truyện dài mà chỉ cần truyện tranh, càng nhiều màu sắc càng tốt vì sẽ tạo được hứng thú cho trẻ. Hát cho trẻ nghe và khuyến khích trẻ bắt chước ngôn ngữ của mình, giải thích bạn đang làm gì khi nấu nướng hay dọn dẹp nhà cửa, nói cho trẻ biết tên những thực phẩm như rau, của, quả hay đồ dùng, đồ uống... khi bạn cùng con ở trong siêu thị...

Thời điểm bạn nên đưa cháu đến gặp bác sĩ nhi khoa là khi cháu được hai tuổi rưỡi vì vào thời điểm này, những trẻ tạm thời chậm nói đã có thể bắt kịp với những bạn cùng tuổi.  

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Hai tuổi chưa biết nói có đáng lo?

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.