(HNMO)- "Với hai công nghệ có hiệu quả về xử lý chất lượng nước hồ như nhau thì công nghệ nào rẻ hơn sẽ được chọn. UBND TP mong muốn các đơn vị đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng, liên tục cạnh tranh và phải chú ý đến yếu tố chi phí" - Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh
(HNMO)- "Với hai công nghệ có hiệu quả về xử lý chất lượng nước hồ như nhau thì công nghệ nào rẻ hơn sẽ được chọn. UBND TP mong muốn các đơn vị đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng, liên tục cạnh tranh và phải chú ý đến yếu tố chi phí" - Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh
Chiều nay (9/4), Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh đã chủ trì cuộc họp đánh giá kết quả thử nghiệm xử lý ô nhiễm nước tại 7 hồ nội thành Hà Nội trong 6 tháng qua và kế hoạch triểnkhai xử lý ô nhiễm nước các hồ trong năm 2010.
Đánh giá giữa kỳ chưa đủ "chín"
Phó Chủ tịch nhận định, Tổ công tác liên ngành thành phố và các nhà khoa học tham mưu đã chọn được công nghệ phù hợp, phát huy tác dụng trong xử lý ô nhiễm nguồn nước tại 7 hồ trong thời gian qua.
Cụ thể, theo báo cáo của Sở Tài nguyên - Môi trường (TN-MT),với công nghệ quản lý tổng hợp các thủy vực với sự tham gia của cộng đồng áp dụng cho các hồ Quỳnh, Ngọc Khánh và Xã Đàn cho thấy diễn biến chất lượng nước đang tiến triển tích cực. Cảm quan nước trong hơn và không có mùi hôi. Mặc dù thời điểm xử lý là mùa khô, nước bổ cập vào hồ chủ yếu là nước thải sinh hoạt nhưng các chỉ số vẫn có xu hướng giảm và ổn định.
Tại Hồ Hai Bà Trưng, là hồ gần như không có nước thải chảy vào nên sau 6 tháng xử lý chất lượng nước hồ đã được cải thiện rõ rệt so với các số liệu quan trắc trước khi xử lý. Mật độ tảo có xu hướng giảm đi rõ rệt, cảm quan nước trong hơn, không có mùi hôi và giảm hẳn hiện tượng cá chết
Một số chỉ tiêu quan trắc tại các hồ này đã đạt đượctiêu chí B, Quy chuẩn Việt Nam 08:2008 hoặc Tiêu chuẩn Việt Nam 5945:2005. Các đơn vị tham gia thử nghiệm cũng đã tiến hành lấy ý kiến cộng đồng về đánh giá hiệu quả xử lý các hồ. Nhìn chung kết quả điều tra cho thấy người dân phấn khởi vì chất lượng nước hồ tốt hơn, giảm mùi hôi, giảm hiện tượng cá chết và cảnh quanhồ cũng phần nào được cải thiện.
Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh vẫn thận trọng cho rằng đánh giá giữa kỳ này chưa "đủ chín" để khẳng định tính ưu việt của công nghệ sử dụng tại 4 hồ trên. Với 3 hồ còn lại là hồ Ao đình Ngọc Hà, hồ Dài và hồ Kim Liên sẽ tiếp tục tiến hành điều chỉnh công nghệ và chờ thời gian để đánh giá.
"Quan điểm của UBND thành phố ngay từ đầulà không có tham vọng xử lý nước đến mức đạt được tiêu chuẩn A (tức uống được, sử dụng được) do điều kiện kinh phí có mức độ. Do đó, chỉ đặt ra tiêu chuẩn B về tiêu chí môi trường. Thành phố mong các đơn vị đang áp dụng các công nghệ không "bảo thủ", nếu thấy công nghệ của mình làm có giá thành cao, hiệu quả chưa bền vững thì có sự điều chỉnh, thay đổi. Đây là giai đoạn thử nghiệm nên cần phải tiếp tục trao đổi, thảo luận, quan sát... để tạo ra công nghệ có thể nhân rộng và có tính thuyết phục về hiệu quả hơn nữa" - Phó Chủ tịch bày tỏ.
PGS-TS Lê Văn Cát, Viện Hoá Học- Viện Khoa học Công nghệ Việt Nam cũng đồng tình với quan điểm này khi cho rằng, các công nghệ xử lý nước hồ đang áp dụng thí điểm hiện nay đều chưa hoàn chỉnh và cần phải hoàn thiện theo thời gian. Do đó, mới chỉ thực hiện qua vài tháng mà đã đưa ra kết luận là chưa hợp lý.
"Hà Nội phải tiếp tục bỏ tiền ra xử lý nước hồ"
Hà Nội sẽ xử lý mạnh tay với các cơ quan, đơn vị xả nước thải chưa qua xử lý vào hồ |
Với tư cách là Chủ tịch Hội đồng khoa học, GS-TS Đặng Đình Kim, Viện Công nghệ Môi trường cho rằng chưa thể khẳng định về tính ổn định của các công nghệ đang áp dụng trong thời điểm này. "Để chọn công nghệ xử lý hợp lý, tổ công tác bám vào các yếu tố như tính khả thi, giá thành, mức độ thân thiệtvới môi trường và cũng mới chỉ tác động đến yếu tố nguồn nước chứ chưa động đến phần trầm tích, lắng đọng của hồ. Trong tương lai, các vấn đề này sẽ phải tính đến.
" Tiền của thành phố bỏ ra đã phát huy nhiều ích lợi cho các hồ và các nhà khoa học Việt Nam hoàn toàn có thể xử lý được nguồn nước hồ ô nhiễm. Tuy nhiên, các công nghệ này còn chưa thể trọn vẹn nếu nguồn nước thải đổ vào hồ không được xử lý triệt để. Hoặc là liên tục xử lý nước thải hoặc tách được nước thải ra khỏi nguồn cung cấp nước cho hồ - với 2 phương án này thì Hà Nội sẽ vẫn phải tiếp tục bỏ tiền ra xử lý hồ" - GS Kim thẳng thắn bày tỏ.
Về vấn đề giá thành xử lý hồ thực hiện trong thời gian qua, theo báo cáo của Sở TN-MT, có mức chênh lệch khá lớn, ít nhất là 5.500đồng/m3 đến cao nhất là 40.000đ/m3. Phó Chủ tịch Vũ Hồng Khanh đã nêu ra nhiều điểm tính toán chưa có cơ sở rõ ràng. Do đó, ông yêu cầu các đơn vị liên quan trong đầu tuần tới phải đánh giá lại chính xác các chi phí trong đề án thí điểm, đặc biệt không thể vượt quá định mức Nhà nước cho phép, trước khi tiến hành nhân rộng ra các hồ khác.
"Sở TN-MT, Chi cục Bảo vệ môi trường chưa làm tỉ mỉ, kỹ lưỡng trong tính toán lượng nước thải vào các hồ phải xử lý là bao nhiêu. Tôi khẳng định chúng ta có đầy đủ các loại máymóc để có thể đo được lượng nước ở các cửa xả. Đơn vị quan trắc phải tính được lượng nước đổ vào hồ mỗi ngày là bao nhiêu. Trên cơ sở này tính được lượng nước trong mỗi hồ rồi đem tổng kinh phí chia ra thì mới ra giá thành để xử lý mỗimét khối nước.
TP không quá khắt khe về giá thành nhưng đừng thực hiện gấp mấy lần mức quy định cho phép mà không giải trình nổi, không minh bạch. Với hai công nghệ có hiệu quả về xử lý chất lượng nước hồ như nhau thì công nghệ nào rẻ hơn sẽ được chọn. UBND TP mong muốn các đơn vị đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào áp dụng, liên tục cạnh tranh và phải chú ý đến yếu tố chi phí" - Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh nhấn mạnh.
Hà Nội tiếp tục xử lý 24 hồ trong năm 2010 | |
Nếu không xử lý được nguồn nước thải chảy vào hồ, tình trạng cá chết trắng như tại hồ Trúc Bạch sẽ tái diễn ở nhiều hồ khác |
Chi cục Bảo vệ Môi trường đã phối hợp với Trung tâm quan trắc tiến hành thu thập thông tin và đang khảo sát cơ bản hiện trạng 24 hồ đã kè bờ để trình lên UBND TP tiếp tục xử lý nguồn nước ô nhiễm trong thời gian tới.
Nhìn chung hầu hết các hồ này đều có dấu hiệu ô nhiễm, một số chỉ tiêu vượt quy chuẩn cho phép. Nước có màu xanh, xanh đen, có mùi hôi. Một số hồ có lượng nước thải lớn chảy vào như hồ Đền Lừ, hồ Nghĩa Tân, hồ Thiền Quang. Các hồ Hữu Tiệp, Trúc Bạch, Văn Chương, Phương Liệt có mật độ tảo lớn...
Dự kiến trong tháng 4/2009 sẽ tiến hành xử lý đợt đầu gồm 9 hồ: Giảng Võ, Văn Chương, Thiền Quang, Nghĩa Tân, Văn Quán, hồ Võ, Phương Liệt, Giáp Bát, Ao Lâm Dư.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.