(HNM) - Đó là nội dung cuộc hội thảo do Sở VH-TT và DL Hà Nội tổ chức ngày 23-8. Theo dự thảo đề cương của Viện Khảo cổ học (Viện Hàn lâm khoa học xã hội Việt Nam), nội dung quy hoạch bao gồm:
Ảnh minh họa |
Nghiên cứu đánh giá hiện trạng toàn bộ hệ thống di tích khảo cổ trên địa bàn thành phố; hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý phục vụ công tác quản lý di tích; xây dựng các phương án, giải pháp khoanh vùng quy hoạch di tích phục vụ quản lý nhà nước và phân cấp quản lý nhà nước với các hệ thống di tích… Mục tiêu quy hoạch là gìn giữ bảo tồn hệ thống các di tích khảo cổ hiện còn, hạn chế tối đa tình trạng di tích bị xâm hại, phá hủy; nghiên cứu phát huy giá trị di tích, góp thêm nguồn tư liệu làm rõ hơn về lịch sử văn hóa Thăng Long - Hà Nội.
Góp ý cho đề cương, PGS, TS Đặng Văn Bài, nguyên Cục trưởng Cục Di sản văn hóa cho rằng, cần phải xác định phương pháp thực hiện là đặt khảo cổ đô thị lên hàng đầu vì đặc thù của Hà Nội là khảo cổ học đô thị, do đó quy hoạch khảo cổ phải có dự án cụ thể, đồng thời xác định những dự án ưu tiên. PGS, TS Phạm Quốc Quân, nguyên Giám đốc Bảo tàng Lịch sử quốc gia Việt Nam thì cho rằng, cần xác định lại đối tượng quy hoạch, đồng thời nên rút ngắn thời gian quy hoạch.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.