(HNM) - Nhấn mạnh vai trò của công tác kiểm tra, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn:
Do đó mà góp phần vào việc củng cố Đảng về tư tưởng, về tổ chức". Kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, Thành ủy Hà Nội luôn chú trọng công tác kiểm tra, giám sát trong mọi thời kỳ của cách mạng và đây cũng là một trong những điểm nhấn được khẳng định rõ nét qua các nhiệm kỳ Đảng bộ thành phố.
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng trao Bằng khen cho các tập thể, cá nhân tại hội nghị tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2010-2015. |
Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Ngô Thị Thanh Hằng khẳng định: "Nhận thức sâu sắc ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kiểm tra, giám sát theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khóa X về tăng cường công tác kiểm tra, giám sát của Đảng, Thành ủy, các cấp ủy và Ủy ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ thành phố đã tập trung tổ chức thực hiện quyết liệt, toàn diện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định của Điều lệ Đảng". Công tác kiểm tra, giám sát được các cấp ủy luôn xác định là nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên. Sau mỗi kỳ đại hội, Thành ủy Hà Nội và các cấp ủy Đảng trong Đảng bộ thành phố đều xây dựng quy chế làm việc của cấp ủy và ủy ban kiểm tra đảng ủy cấp mình, xây dựng chương trình kiểm tra toàn khóa và từng năm.
Để các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các chương trình, kế hoạch công tác của Thành ủy đi vào cuộc sống, Ban Thường vụ Thành ủy luôn chủ động và thực hiện quyết liệt kế hoạch kiểm tra, giám sát do Thành ủy đề ra hằng năm, phân công các đồng chí Thường trực Thành ủy, Ủy viên Ban Thường vụ, Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố thực hiện kiểm tra, giám sát trên các lĩnh vực chuyên môn và địa bàn phân công phụ trách để bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo toàn diện, sát thực tiễn, kịp thời, nhất là với những vấn đề phát sinh, bức xúc ngay tại cơ sở.
Các cấp ủy luôn quan tâm hơn công tác lãnh đạo, chỉ đạo kiện toàn tổ chức cán bộ và tạo điều kiện để ủy ban kiểm tra cấp mình thực hiện công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng theo quy định của Điều lệ Đảng. Các cuộc kiểm tra, giám sát được lựa chọn nội dung, đối tượng theo hướng giám sát được mở rộng, kiểm tra có trọng tâm, trọng điểm, bám sát nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng Đảng của địa phương, đơn vị. Trong tổ chức thực hiện, đã chú trọng ngay từ khâu khảo sát tình hình, lựa chọn đối tượng, nội dung kiểm tra, giám sát phù hợp nhằm thúc đẩy và bảo đảm hoàn thành các nhiệm vụ chính trị trọng tâm.
Nhiệm kỳ 2010-2015, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã tham mưu giúp Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy tiến hành 13 cuộc kiểm tra, giám sát đối với 274 lượt tổ chức đảng về thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, 9 chương trình công tác toàn khóa, 5 nhiệm vụ chủ yếu và 2 khâu đột phá của thành phố. Qua các cuộc kiểm tra, giám sát, Ban Thường vụ Thành ủy khích lệ và nhân rộng các điển hình tiên tiến; đồng thời chỉ rõ khuyết điểm, yêu cầu từng đơn vị đề ra giải pháp khắc phục. Thông qua kiểm tra, giám sát, thành phố kịp thời điều chỉnh một số cơ chế, chính sách, quy định cho phù hợp với thực tiễn và chấn chỉnh đối với các quận, huyện, sở, ngành trong việc lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chỉ thị, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước trên các lĩnh vực kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng, công tác xây dựng Đảng và hệ thống chính trị.
Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI "Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay", Ủy ban Kiểm tra Thành ủy đã phối hợp với Ban Tổ chức Thành ủy giúp Ban Thường vụ Thành ủy chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng và đảng viên nghiêm túc kiểm điểm theo nghị quyết, đề xuất gợi ý kiểm điểm sâu đối với 35 tổ chức đảng và nhiều đảng viên thuộc diện Ban Thường vụ Thành ủy quản lý. Ủy ban Kiểm tra Thành ủy tham mưu giúp Thành ủy, Ban Thường vụ Thành ủy thành lập 13 đoàn kiểm tra tiến hành kiểm tra công tác tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Chỉ thị 36 của Bộ Chính trị về tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội toàn quốc lần thứ XII của Đảng góp phần vào thành công của đại hội các chi đảng bộ cơ sở và 60/60 đảng bộ trực thuộc Thành ủy.
Cùng với việc tham mưu giúp Thành ủy và cấp ủy các cấp lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo quy định tại Điều 30 của Điều lệ Đảng, Ủy ban Kiểm tra Thành ủy và ủy ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ thành phố đã kiểm tra được 1.286 đảng viên và 351 tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm; kiểm tra 15.345 lượt tổ chức đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong đảng; giám sát chuyên đề được 10.160 lượt đảng viên và 5.245 tổ chức đảng; giải quyết tố cáo và thi hành kỷ luật đảng bảo đảm công minh, chính xác, kịp thời. Số vụ khiếu nại kỷ luật đảng giảm đáng kể so với nhiệm kỳ trước, cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp tiếp nhận 83 đơn khiếu nại kỷ luật đảng, giảm 59 đơn so với nhiệm kỳ trước, đã giải quyết xong 73 đơn.
Theo Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Ngô Thị Thanh Hằng, công tác kiểm tra, giám sát của ủy ban kiểm tra các cấp trong Đảng bộ thành phố nhiệm kỳ 2010 - 2015 đã góp phần quan trọng vào thực hiện nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng, tăng cường kỷ cương, kỷ luật của Đảng, giữ gìn nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, bảo đảm sự đoàn kết thống nhất trong Đảng bộ thành phố; đã góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí trên địa bàn thành phố.
Những kết quả đạt được trong công tác kiểm tra, giám sát cùng với việc trong nhiệm kỳ, ngành Kiểm tra Đảng của thành phố được bổ sung 95 cán bộ nguồn ngành Kiểm tra là nhân tố quan trọng để cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp của Đảng bộ thành phố tiếp tục làm tốt hơn nữa công tác kiểm tra, giám sát trong thời gian tới, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.