Theo dõi Báo Hànộimới trên

Gợi ý đề thi môn Lịch sử

ANHTHU| 08/06/2005 07:33

Đề I: A- Lịch sử Việt Nam Câu 1 (2 điểm): Trình bày hoàn cảnh ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. Trả lời: - Trong cương lĩnh cách mạng của Đảng năm 1930 đã nêu rõ nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc và cách mạng dân chủ - Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược này, toàn Đảng, toàn dân ta đã kiên cường đấu tranh trong 15 năm (1930-1945), trải qua các cao trào 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945.

A- Lịch sử Việt Nam

Câu 1 (2 điểm): Trình bày hoàn cảnh ra đời của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.

Trả lời:

- Trong cương lĩnh cách mạng của Đảng năm 1930 đã nêu rõ nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là cách mạng dân tộc và cách mạng dân chủ - Để thực hiện nhiệm vụ chiến lược này, toàn Đảng, toàn dân ta đã kiên cường đấu tranh trong 15 năm (1930-1945), trải qua các cao trào 1930-1931, 1936-1939 và 1939-1945.

- Đến Hội nghị Trung ương lần 8 (5-1941), Đảng nhấn mạnh giải phóng dân tộc là nhiệm vụ quan trọng nhất, bức thiết nhất và ra nghị quyết hướng dẫn toàn Đảng, toàn dân tích cực chuẩn bị tiến tới Cách mạng tháng Tám.

- Khi Nhật đảo chính Pháp (9-3-1945), tình thế có lợi cho cách mạng, Hội nghị thường vụ Trung ương Đảng (9-3-1945) ra bản chỉ thị “Nhật - Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”. Đảng quyết định phát động “Cao trào kháng Nhật cứu nước” là thời kỳ tiền khởi nghĩa, các lực lượng cách mạng được phát triển trong cả nước, khu giải phóng Việt Bắc được thành lập, ủy ban lâm thời khu giải phóng thi hành 10 chính sách của Việt Minh - đây là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa sau này.

- Khi phát xít Nhật đầu hàng đồng minh, thời cơ tổng khởi nghĩa đến, Hội nghị toàn quốc của Đảng và Quốc dân đại hội Tân Trào đã quyết định phát động toàn dân tổng khởi nghĩa giành chính quyền, trong 15 ngày (từ 14-8 đến 28-8-1945) cách mạng đã thành công trong cả nước một cách nhanh chóng và ít đổ máu. Ngày 30-8-1945 chấm dứt chế độ phong kiến ở Việt Nam.

- Sau khi Cách mạng tháng Tám thành công, lễ Độc lập được tổ chức trọng thể ở thủ đô Hà Nội ngày 2-9-1945: Chính phủ cách mạng ra mắt quốc dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh trịnh trọng đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, đây là một sự kiện vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Câu 2 (3 điểm):

Ý 1: Vì sao Đảng và Chính phủ quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc ?

Trả lời:

- Sau ngày ký Hiệp định sơ bộ (6-3-1946) và Tạm ước Việt - Pháp (14-9-1946), Việt Nam nghiêm chỉnh chấp hành, kiên trì đấu tranh cho hòa bình, đồng thời tích cực chuẩn bị lực lượng, đề phòng tình thế bất trắc do thực dân Pháp gây ra. Tháng 10-1946, Quốc hội họp thông qua Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa, khẳng định ý chí của toàn dân ta kiên quyết đấu tranh giành cho được một nước Việt Nam độc lập, thống nhất và dân chủ.

- Trong khi đó, thực dân Pháp liên tục vi phạm các hiệp định đã ký kết và khiêu khích ta:

20-11-1946 quân Pháp giành quyền thu thuế quan ở cảng Hải Phòng, gây xung đột với lực lượng vũ trang của ta.

24-11-1946 Pháp bắn đại bác vào các phố ở Hải Phòng.

27-11-1946 Pháp chiếm đóng Hải Phòng.

12-1946 Pháp liên tiếp gây xung đột với ta tại Hà Nội.

7-12-1946 quân Pháp nổ súng bắn vào khu phố Hàng Bún, đánh chiếm trụ sở Bộ Tài chính và một số cơ quan của ta.

18-12-1946 quân Pháp gửi tối hậu thư cho ta, yêu cầu ta trao công tác an ninh Hà Nội cho Pháp và giải giáp các lực lượng vũ trang. Với những hành động này, trên thực tế quân Pháp đã chính thức gây ra cuộc chiến tranh xâm lược nước ta.

- Trước hành động xâm lược của thực dân Pháp, nhân dân ta chỉ có một con đường: cầm vũ khí đứng lên kháng chiến để bảo vệ độc lập tự do. Vì vậy, ngày 18 và 19-12-1946 Hội nghị Ban thường vụ Trung ương Đảng đã quyết định phát động cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược. Ngay đêm 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.

Ý 2: Nêu tóm tắt nội dung cơ bản và ý nghĩa lời kêu gọi “toàn quốc kháng chiến” ngày 19-12-1946 của Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trả lời:

Sau khi Hội nghị thường vụ Trung ương Đảng quyết định phát động toàn quốc kháng chiến, ngay trong đêm 19-12-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi đồng bào cả nước kháng chiến. Sáng 20-12-1946, lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh được truyền đi khắp đất nước. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nêu rõ nội dung cơ bảncủa lời kêu gọi này “Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa.

Không ! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ”.

Ý nghĩa của lời kêu gọi “Toàn quốc kháng chiến”:

Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ tịch Hồ Chí Minh là tiếng gọi của non sông đất nước, là mệnh lệnh cách mạng tiến công, giục giã và soi đường, chỉ lối cho mọi người Việt Nam đứng dậy cứu nước.

Câu 3 (2 điểm) :

Trình bày những nguyên nhân thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Trong những nguyênnhân ấy, nguyên nhân nào là quan trọng nhất ? Vì sao ?

Trả lời:

Thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta do nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan tạo nên:

1. Nhờ có sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng Cộng sản Việt Nam mà đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, với đường lối chính trị, đường lối quân sự độc lập tự chủ, đúng đắn sáng tạo: tiến hành đồng thời Cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và Cách mạng XHCN ở miền Bắc -> Cách mạng nước ta từ đó có thể kết hợp được: Sức mạnh chiến đấu của tiền tuyến lớn - tiềm lực của hậu phương lớn, cuộc chiến đấu cứu nước của nhân dân ta - cuộc đấu tranh của các lực lượng cách mạng, dân chủ, hòa bình trên thế giới.

2. Nhờ sức mạnh của truyền thống yêu nước của nhân dân ta. Mỗi khi đất nước có họa ngoại xâm, truyền thống đó lại được phát huy. Dưới sự lãnh đạo của Đảng, nó được phát huy cao độ, sức mạnh dân tộc được tạo ra bởi truyền thống đó được nhân lên gấp bội. Ngoài ra, tinh thần yêu nước và chủ nghĩa anh hùng Cách mạng là sức mạnh tinh thần to lớn của quân dân ta ở hai miền đất nước trong cuộc chiến đấu gian lao đã góp phần làm nên chiến thắng vẻ vang.

3. Nhờ sức mạnh đoàn kết chiến đấu của toàn dân, toàn quân và vai trò hết sức to lớn của hậu phương lớn miền Bắc. Miền Bắc XHCN được bảo vệ vững chắc, được xây dựng, củng cố và tăng lên không ngừng về tiềm lực kinh tế, quốc phòng, bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hậu phương lớn, đáp ứng ngày càng lớn yêu cầu chi viện cho miền Nam:

- Đưa vào chiến trường hàng triệu thanh niên bổ sung cho lực lượng chiến đấu (80% tổng số quân tham gia chiến đấu).

- Đưa vào miền Nam hàng triệu tấn vật chất phục vụ chiến đấu trên tuyến đường Trường Sơn.

4. Nhờ sức mạnh của khối đoàn kết chiến đấu của ba nước Đông Dương. Mối quan hệ gắn bó nhân dân ba nước Việt - Lào - Cam-pu-chia đã có từ lâu trong lịch sử và được thử thách trong ngọn lửa Cách mạng chống kẻ thù chung. Tinh thần đoàn kết và liên minh chiến đấu giữa ba dân tộc trong một chiến lược chung và trên một chiến trường Đông Dương thống nhất đã tạo ra sức mạnh to lớn cho các lực lượng Cách mạng chung Đông Dương và cho lực lượng Cách mạng từng nước Đông Dương nói riêng.

5. Cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta tiến hành trong điều kiện quốc tế có nhiều thuận lợi:

Nhận được:

- Sự đồng tình ủng hộ, giúp đỡ to lớn, có hiệu quả của Liên Xô, Trung Quốc và các nước XHCN.

- Sự ủng hộ mạnh mẽ của:

+ Phong trào giải phóng dân tộc.

+ Các lực lượng Cách mạng, dân chủ, hòa bình.

+ Loài người tiến bộ trong đó có nhân dân Mỹ.

-> góp phần đáng kể vào việc tăng cường sức mạnh kinh tế và khả năng phòng thủ của đất nước ta.

Đó là toàn bộ những nhân tố tạo sức mạnh, bảo đảm cho cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta đi đến thắng lợi hoàn toàn. Trong đó nguyên nhân quan trọng nhất là sự lãnh đạo của Đảng và của Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhân tố bao trùm chủ yếu, tạo nên thắng lợi.

Đây là nguyên nhân quan trọng nhất vì: Có sự lãnh đạo của Đảng và Hồ Chủ tịch mới phát huy được các yếu tố lòng yêu nước của toàn dân, sức mạnh của hậu phương lớn, sức mạnh của sự đoàn kết quốc tế, mới phát huy được sức mạnh của dân tộc với sức mạnh của thời đại để tạo nên sức mạnh tổng hợp chiến thắng kẻ thù xâm lược.

B- Lịch sử thế giới (3 điểm):

1/ Sự thành lập tổ chức ASEAN:

Sau khi độc lập, nhiều nước Đông Nam á dự định lập một tổ chức khu vực để hợp tác cùng phát triển và hạn chế sự o ép của các nước lớn với vùng này.

Ngày 8-8-1967, đại biểu 5 nước (In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan, Phi-líp-pin) cùng ký “Tuyên bố Băng Cốc” thành lập “Hiệp hội các nước Đông Nam á” (ASEAN).

Sau đó kết nạp thêm Bru-nây (1-1984), Việt Nam (7-1995), Lào và Mi-an-ma (7-1997), Cam-pu-chia (4-1999).

2/ Mục tiêu:

- Tăng quan hệ các nước Đông Nam á các lĩnh vực.

- Xây dựng Đông Nam á thành khu vực hòa bình, hữu nghị, hợp tác, thịnh vượng, không có vũ khí hạt nhân.

- Xây dựng sự hợp tác giữa ASEAN với các tổ chức quốc tế cùng tồn tại hòa bình.

3/ Quá trình trở thành “ASEAN toàn Đông Nam Á”:

* Năm 1967-1975: Còn non yếu, chưa có hoạt động nổi bật, hợp tác còn hạn chế.

* Năm 1976-1978: Củng cố tổ chức, tăng hợp tác kinh tế.

* Năm 1979-1989:

- Kết nạp Bru-nây.

- Do vấn đề Cam-pu-chia mà ASEAN đối đầu với Đông Dương.

* Từ cuối năm 1989:

- Khi vấn đề Cam-pu-chia được giải quyết (Việt Nam rút quân 8-1989), ASEAN chuyển sang đối thoại với Đông Dương.

- Kết nạp thêm 4 thành viên mới: Việt Nam, Lào, Mi-an-ma và Cam-pu-chia.

- Kinh tế ASEAN tăng nhanh. - Hình thành ASEAN toàn Đông Nam á.

4/ Thời cơ và thách thức đối với Việt Nam khi gia nhập ASEAN:

- Đây là một sự kiện quan trọng trong việc thúc đẩy xu thế hòa bình, ổn định và hợp tác ở khu vực Đông Nam Á !

- Tạo điều kiện để Việt Nam hòa nhập vào Đông Nam á, tăng cường quan hệ Việt Nam - ASEAN.

- Qua ASEAN, tạo điều kiện cho Việt Nam tiếp xúc với các nước, các tổ chức.

- Nâng cao vai trò vị trí của Việt Nam trên thế giới.

- Đòi hỏi Việt Nam tiến nhanh, tiến mạnh trên con đường đổi mới đất nước, hòa nhập với khu vực và thế giới.

Đề II

A- Lịch sử Việt Nam

Câu 1(2 điểm): Phân tích ý nghĩa lịch sử của sự kiện Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời ngày 3-2-1930?

Trả lời:

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là kết quả tất yếu của cuộcđấu tranh dân tộc và giai cấp ở Việt Nam trong thời đại mới. Đảng là sản phẩm của sự kết hợp giữa chủ nghĩa Mác - Lênin với phong trào công nhân và phong trào yêu nước Việt Nam trong những năm 20 của thế kỷ này.

- Việc thành lập Đảng là mộtbước ngoặt vĩ đại trong lịch sử cách mạng Việt Nam: Vì:

+ Đối với lịch sử giai cấp công nhân: Chứng tỏ giai cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành và đủ sức lãnh đạo cách mạng.

+ Đối với lịch sử dân tộc: Chấm dứt tình trạng khủng hoảng về đường lối, về giai cấp lãnh đạo cách mạng.

+ Khẳng định quyền lãnh đạo tuyệt đối của giai cấp công nhân mà đội tiên phong của nó là Đảng Cộng sản Đông Dương.

+ Cách mạng Việt Nam thực sự trở thành bộ phận khăng khít của cách mạng thế giới.

- Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là một sự chuẩn bị tất yếu đầu tiên có tính quyết định cho những bước phát triển nhảy vọt về sau của dân tộc Việt Nam.

Câu 2 (4 điểm): Trình bày phong trào “Đồng khởi” của nhân dân miền Nam (1959-1960) ở 3 nội dung sau:

a- Nguyên nhân bùng nổ

b- Nét chính về diễn biến

c- Kết quả ý nghĩa

Trả lời:

Phong trào Đồng Khởi (1959-1960)

a- Nguyên nhân bùng nổ:

- Trong những năm 1957-1959, Mỹ - Diệm mở rộng chiến dịch “tố cộng”, “diệt cộng”, thực hiện luật 10-59, lê máy chém khắp miền Nam giết hại những người vô tội, lực lượng cách mạng bị tổn thất nặng nề. Những chính sách tàn bạo độc tài phát xít, thân đế quốc Mỹ của Ngô Đình Diệm đã làm nảy sinh phong trào quần chúng, làm cho phong trào quần chúng trở thành những cơn bão táp cách mạng.

- Hội nghị TƯ Đảng lần thứ 15 (đầu 1959) đã xác định con đường phát triển cơ bản của cách mạng miền Nam VN là khởi nghĩa giành chính quyền về tay nhân dân, bằng lực lượng chính trị của quần chúng là chủ yếu, kết hợp với lực lượng vũ trang nhân dân.

b- Những nét chính về diễn biến:

- Có nghị quyếtcủa Đảng soi sáng, phong trào nổi dậy của quần chúng từ chỗ lẻ tẻ từng địa phương như ở Bắc ái (2-1959), Trà Bồng (8-1959) và tiêu biểu là cao trào “Đồng khởi” ở Bến Tre.

- Ngày 17-1-1960, dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bến Tre, nhân dân các xã Định Thủy, Phước Hiệp, Bình Khánh thuộc huyện Mỏ Cày, với giáo mác, gậy gộc... đã đồng loạt nổi dậy, đánh đồn bốt, diệt ác ôn, giải tán chính quyền địch.

- Từ 3 xã phong trào lan nhanh ra toàn huyện Mỏ Cày và tỉnh Bến Tre, đã phá vỡ từng mảng lớn bộ máy cai trị và hệ thống kìm kẹp của địch ở thôn xã, ủy ban nhân dân được thành lập, lực lượng vũ trang nhân dân được hình thành, ruộng đất của bọn địa chủ cường hào bị tịch thu đem chia cho dân cày nghèo.

- Từ Bến Tre, phong trào “Đồng khởi” lan nhanh khắp Nam bộ, Tây Nguyên, Trung Trung bộ.

c- Kết quả:

- Năm 1960,tại Nam bộ, cách mạng đã làm chủ 600/1298 xã trong đó có 116 xã hoàn toàn giải phóng, ở ven biển Trung bộ có 904/3829 thôn được giải phóng, còn ở Tây Nguyên có 3200/5721 thônkhông còn chính quyền ngụy.

* Ý nghĩa:

- Cuộc “Đồng khởi” đã giáng đòn nặng nề vào chính sách thực dân mới của Mỹ ở miền Nam, đã tác động mạnh mẽ làm lung lay tận gốc chính quyền tay sai Ngô Đình Diệm. Làm thất bại chiến lược chiến tranh một phía của Mỹ ở Nam Việt Nam.

- Đồng khởi thắng lợi, đánh dấu bước phát triển nhảy vọt của cách mạng miền Nam, chuyển CMtừ thế giữ gìn lực lượng sang thế tiến công. Lực lượng cách mạng lớn mạnh.

- Ngày 20-12-1960, Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam ra đời, chủ trương đoàn kết toàn dân đấu tranh chống Mỹ - Diệm, giải phóng miền Nam, tiến tới thống nhất Tổ quốc.

Câu 3: (1 điểm): Hãy điền tên các chiến lược chiến tranh và tên các Tổng thống Mỹ thực hiện chiến lược đó tương ứng với thời gianghi trong bảng sau:

Thời gian

Tên các chiến lược chiến tranh xâm lược của Mỹ bị quân dân ta đánh bại

Tên các Tổng thống Mỹ thực hiện chiến lược đó

1961 - 1964

Chiến lược "Chiến tranh đặc biệt"

Ken-nơ-đi

1965 - 1968

Chiến lược "Chiến tranh cục bộ"

Giôn-xơn

1969 - 1973

Chiến lược "Việt Nam hoá chiến tranh"

Nich-xơn

B- Lịch sử thế giới

Như đề I

HNM

(0) Bình luận
Nổi bật
    Đừng bỏ lỡ
    Gợi ý đề thi môn Lịch sử

    (*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.