(HNM) - Trong quá trình giải quyết các vụ án kinh tế nói chung, án tham nhũng nói riêng, nếu không có kết luận giám định thì rất dễ thành
Trong các loại án cần giám định còn có những trường hợp hội đồng định giá tài sản hoặc cơ quan trưng cầu giám định "ngại va chạm, né tránh, đùn đẩy" dẫn đến chậm xử lý. Có vụ có mâu thuẫn trong các kết luận giám định (xung đột kết luận giám định), thậm chí có trường hợp bị mua chuộc để giám định viên kết luận mập mờ hay bổ sung kết luận giám định mâu thuẫn với kết luận ban đầu, nội dung kết luận giám định trái với nội dung trả lời của lãnh đạo cơ quan quản lý chuyên ngành.
Việc đẩy mạnh xã hội hóa hoạt động GĐTP như đã thực hiện với lĩnh vực công chứng, thi hành án lại gặp khó. Nguyên nhân là do Luật GĐTP quy định về xã hội hóa GĐTP, nhưng phạm vi quá hẹp, chỉ giới hạn trong lĩnh vực tài chính, ngân hàng, xây dựng, cổ vật và bản quyền tác giả. Trong khi nhiều lĩnh vực người dân có nhu cầu như giám định chữ viết, chữ ký, giấy tờ, kỹ thuật hình sự... lại chưa có chủ trương xã hội hóa. Vấn đề kinh phí cũng là một khó khăn...
Để các cơ quan liên quan thay đổi cách nhìn về nghề GĐTP, có lẽ không có cách nào tốt hơn là phải nhận thức đúng vai trò của GĐTP ngoài nhà nước ngay trong quá trình xây dựng dự thảo Luật GĐTP (sửa đổi). Chỉ khi dịch vụ GĐTP tư được mở rộng mới tạo động lực thúc đẩy cơ sở nhà nước phải tự vươn lên, người dân có thêm sự lựa chọn. Muốn vậy, trước hết phải có chính sách ưu đãi, hỗ trợ các văn phòng GĐTP, nhất là trong thời gian đầu mới thành lập và thực hiện nghiêm túc quyền tự do kinh doanh. Có như vậy, mới từng bước gỡ khó cho hoạt động GĐTP.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.