Theo dõi Báo Hànộimới trên

Giữ “hồn” phố cổ

Lưu Cường| 17/01/2010 06:47

(HNM) - Hơn 15 năm qua, người ta vẫn chưa xác định trúng mục tiêu cơ bản của việc bảo tồn khu phố cổ, nên hết sức lúng túng về phương pháp và kế hoạch triển khai. Các nhà chuyên môn và quản lý chỉ bàn tới phần


Một góc căn nhà cổ 87 Mã Mây.


Nhiều chuyên gia, sau bao năm nghiên cứu và tham quan cung cách bảo tồn giá trị cổ mới hay: không gian văn hóa, dưỡng sinh văn hóa cổ mới là quan trọng. Mô hình "đô thị phố cổ thu nhỏ" của nhiều nơi đã hiện lên như một biện pháp hữu hiệu sống động, hội tụ được đầy đủ các nét sinh hoạt văn hóa cơ bản cho một "Bảo tàng phố cổ". Chỉ lấy ví dụ khu phố cổ ở Thượng Hải và Phố văn hóa nghệ thuật cổ ở Bắc Kinh của Trung Quốc, mới thấy đó chính là giải pháp giải quyết việc bảo tồn phố cổ với văn hóa ngàn năm. Họ chọn một diện tích vừa phải ở vị trí đắc địa, rồi dựng lên một khu phố, với kiến trúc như các ngôi nhà cổ điển hình nhất. Nhưng điều quan trọng hơn, chủ đề nổi bật trong khu đô thị thu nhỏ này là không gian văn hóa cổ, từ cách thức giao tiếp, buôn bán, sinh hoạt, lễ hội và các hình loại hàng hóa... Mô hình này tạo nên một không gian văn hóa đậm đặc chất cổ phong. Vậy nên, nếu cứ theo hướng cứng nhắc trong các cuộc hội thảo hiện nay, thì các nhà quản lý lúng túng khi "húc" đúng vào bức tường văn hóa lịch sử 1000 năm.

Với khu phố cổ Hà Nội, nếu bảo tồn theo cách làm trên của các nước, nghĩa là kết hợp chùm ba ý tưởng: Văn hóa - du lịch - kinh tế, có lẽ hợp lý hơn cả. Bởi khi ấy, các nhà quản lý bàn với người dân, xác định được nên bảo tồn, tôn tạo, hoặc xây dựng ở phạm vi nào, diện tích bao nhiêu thì đạt hiệu quả cao nhất cho mục đích chính. Và lực lượng làm nên chất lượng của nền văn hóa - du lịch - kinh tế này, không ai khác chính là người dân đang sinh sống tại đó. Ở đây, vai trò của Nhà nước là tạo điều kiện cho sự vận hành đó, quản lý nó, điều tiết cho phù hợp từng giai đoạn, từng đối tượng, từng mặt hàng của khu phố nghề và đưa ra quy chế kinh doanh. Khi đó các nhà cổ thật sự có tuổi thọ hàng trăm năm hoặc các di sản cổ, chỉ cần tu bổ giữ nguyên trạng, tạo nên địa chỉ văn hóa, như ngôi nhà ở 87 Mã Mây hay đền Quán Đế tại 28 Hàng Buồm hiện nay chẳng hạn. Có làm được như thế, cái hồn cốt của một nền "văn hóa Kẻ Chợ Thăng Long" mới được lưu giữ, như nếp sống, phố nghề, phường hội, cách thức giao tiếp, buôn bán... Chúng sẽ trở nên hiện thực và sống động trong một môi sinh mới của thị trường du lịch. Cách đây không lâu, Bí thư Thành ủy đã bày tỏ sự không hài lòng với lãnh đạo quận Hoàn Kiếm, do chưa phát huy được tính chủ động của các cấp chính quyền cơ sở; chưa tạo được cơ chế gắn kết quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người dân trong khu phố cổ. Ông còn nhấn mạnh, phải làm sao để cộng đồng dân cư hiểu được rằng họ có thể sống bằng chính di sản phố cổ...

Cách làm là phát huy nó chứ không nên chỉ xác định cho dân mỗi việc là nhận đền bù và di dời.

Kể cả quốc gia giàu có cũng không thể bỏ tiền phục dựng lại các khu phố cổ, vấn đề là giữ hồn cốt nhưng vẫn chưa thấy có gì sáng sủa khi phố cổ cứ đông dần và lổn nhổn vì cơi nới và...

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Giữ “hồn” phố cổ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.