(HNMO) - Những công việc chuẩn bị để dẫn độ nhà truyền giáo cực đoan Abu Hamza sang Mỹ đang được tiến hành, sau khi Tòa án nhân quyền Châu Âu bác bỏ yêu cầu kháng cáo của ông.
Quyết định này có nghĩa là Hamza, người đã tốn hàng triệu bảng Anh trong một cuộc chiến pháp lý kéo dài hơn 8 năm, có thể bị trục xuất trong 3 tuần tới.
4 nghi can khủng bố khác, trong đó có chuyên gia máy tính Babar Ahmad, cũng phải đối mặt với lệnh dẫn độ sang Mỹ.
Các nhà vận động cho biết, cuộc chiến để giữ Ahmad ở lại Anh vẫn sẽ tiếp tục.
Hôm qua, một ban hội thẩm gồm các thẩm phán Tòa án tối cao đã từ chối tham vấn các vụ kiện của những người đàn ông này lên Đại hội đồng Tòa án châu Âu - cấp cuối cùng cho phép họ kháng cáo.
Những người đàn ông đã lập luận rằng, họ sẽ phải đối mặt với sự đối xử vô nhân đạo ở Mỹ nếu họ bị đưa tới đó.
Các nhà chức trách Mỹ, được hỗ trợ bởi các quan chức Anh, hiện đang tiến hành các dàn xếp để đưa những người đàn ông này tới Mỹ, nơi họ sẽ phải đối mặt với tội khủng bố.
Abu Hamza đã bị truy nã về các cáo buộc ông âm mưu thiết lập một trại huấn luyện khủng bố ở Mỹ và đã tham gia vào việc bắt cóc các con tin phương Tây ở Yemen. Nếu bị kết tội, ông sẽ phải đối mặt với án tù chung thân.
Tuy nhiên, trường hợp của Babar Ahmad - người bị cáo buộc vì điều hành một trang web thánh chiến ở London, vốn hỗ trợ cho những kẻ khủng bố - hiện chưa rõ có được bỏ qua hay không.
Các nhà tranh đấu cho rằng, ông nên được đưa ra xét xử ở Anh và đã bắt đầu tiến hành một sự truy tố riêng chống lại ông trong một nỗ lực nhằm ngăn chặn việc dẫn độ ông.
Adel Abdul Bary và Khaled al-Fawwaz bị cáo buộc là các phụ tá cho trùm khủng bố Osama bin Laden ở London.
Abu Hamza đã cáo buộc rằng, ông đã phải đối mặt với sự đối xử vô nhân đạo và làm nhục nếu bị cầm tù trọn đời mà không có khả năng được phóng thích.
4 người khác cho biết, họ đã phải đối mặt với một hệ thống cai trị vô nhân đạo của sự biệt giam trong một nhà tù đặc biệt.
5 người đàn ông trên đã bị Mỹ truy tố về các tội khủng bố từ năm 1999-2006.
Abu Hamza và Ahmad bị giam giữ từ năm 2004, Ahsan bị giam giữ từ năm 2006, các vụ bắt giữ Bary và al-Fawwaz được thực hiện từ năm 1998, khiến cho họ trở thành những người bị tạm giam lâu nhất mà chưa được xét xử tại Anh.
Abu Hamza đã bị kết án hồi năm 2006 về các cáo buộc, trong đó có tội môi giới giết người và khuấy động hận thù chủng tộc và đã nhận bản án 7 năm tù.
Phán quyết của châu Âu hôm qua đã khiến Mỹ rất hài lòng.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.