(HNMO) - Tăng điểm trong phiên buổi sáng nhưng đến chiều cả VN-Index và HNX-Index quay đầu mất điểm bởi lực xả hàng của nhà đầu tư.
(HNMO) - Tăng điểm trong phiên buổi sáng nhưng đến chiều cả VN-Index và HNX-Index quay đầu mất điểm bởi lực xả hàng của nhà đầu tư.
|
Ảnh minh họa |
Tổng lượng giao dịch tại sàn TP HCM phiên sáng 25/3 đạt 134,402 triệu cổ phiếu, tương ứng 2.478 tỷ đồng, tăng so với mức 120 triệu cổ phiếu và ngót 2.000 tỷ đồng phiên sáng qua. Sở dĩ thanh khoản tăng bởi hôm nay lực chốt lời khá mạnh trong khi sức cầu vẫn giữ mức cao nên nhiều cổ phiếu được khớp lệnh. Đáng chú ý, không chỉ chốt lời ở cổ phiếu blue-chips mà nhiều cổ phiếu tăng nóng trong thời gian qua cũng bị xả hàng. Vì thế, cổ phiếu đạt khối lượng khớp lệnh lớn trong phiên này rất ít mã nằm trong nhóm VN30. Dẫn đầu thị trường là ITA với gần 12 triệu cổ phiếu; tiếp đến là FLC (xấp xỉ 5 triệu cổ phiếu), AGR (4,6 triệu cổ phiếu), OGC (3,8 triệu cổ phiếu), SAM (2,8 triệu cổ phiếu), KSS (2,7 triệu cổ phiếu…
So với hôm qua, số cổ phiếu tăng-giảm giá không còn chênh lệch nhiều. Toàn thị trường có 130 mã đi lên, 100 mã đi xuống. Nhóm cổ phiếu lớn có sự phân hóa khá rõ nét. Nếu như BVH, DIG, EIB, FPT, KDC, MSN, OGC, SAM, SJS, STB, VCB, VNM tăng giá thì DXG, HAG, HPG, PTE, REE, SSI, VIC giảm giá.
Tại nhóm cổ phiếu nhỏ và vừa, dòng tiền tiếp tục đổ vào nhóm này giúp rất nhiều mã tăng hết biên độ như VSI, VRC, VNG, VNH, VNI, UDC, SVT, TNT, QCG, RIC, PTL, PXl, PXM, MHC, NVN,LGL, HT1, KSS, KTB, AGR, ALP, ANV, DIC, CCl, CDC, CIG, CMG, CMX, CNT, DCT, DHA, DLG, DRH, FDG, …
Đóng cửa thị trường VN-Index tăng 1,59 điểm, lên 609,14 điểm; VN30-Index tạm dừng ở mức 691,81 điểm, ghi 2,49 điểm. Như vậy, với điểm số trên, VN-Index đã đạt đỉnh mới
Thông tin về kinh tế vĩ mô đã được công bố, theo đó chỉ số GDP tăng 4,96% cao nhất trong 3 năm trở lại đây là một yếu tố hỗ trợ mạnh cho thị trường. Tuy nhiên việc chỉ số CPI thấp lại là một vấn đề của nền kinh tế nhưng dường như với nhà đầu tư thông tin này càng khiến họ tin tưởng rằng cổ phiếu sẽ tiếp tục chính sách tiền rẻ để kích cầu.
Với việc thị trường tiếp tục đi lên và đang hướng đến mốc 610 điểm thì đây là động lực cho dòng tiền. Theo IVS, dù có áp lực bán ra nhưng không đủ tạo sức ép lớn với thị trường và điều đó càng khiến cho dòng tiền đứng ngoài chờ đợi sốt ruột bởi không thể mua được với giá thấp.
Tại sàn Hà Nội, tổng lượng giao dịch tăng nhẹ, đạt 74,871 triệu cổ phiếu và 864,2 tỷ đồng. Kết thúc phiên, HNX-Index nhích 0,18 điểm, lên 93,16 điểm; HNXFF-Index lên 94,23 điểm, tăng 0,13 điểm; HNX30-Index đạt 192,08 điểm, ghi 0,11 điểm.
Đến phiên buổi chiều, lực chốt lời gia tăng đã khiến cổ phiếu đua nhau giảm giá, do đó hai sàn quay đầu đi xuống. Trên sàn TP HCM, chốt phiên VN-Index giảm 5,7 điểm, tương đương 0,94%, xuống 601,85 điểm; VN30-Index về mức 682,75 điểm, hạ 6,57 điểm. Sức cung mạnh đã khiến một loạt cổ phiếu xuống giá. Thay vì tăng giá chiếm áp đảo như buổi sáng, buổi chiều đa số cổ phiếu xuống giá. Toàn thị trường có tới 150 mã đi xuống so với 107 mã đi lên. Đặc biệt, tại nhóm cổ phiếu tính VN30, trong 30 mã thì có tới 23 mã giảm giá, chỉ 6 mã là CII, CSM, DPM, EIB, KDC và STB lên giá.
Lực cầu khá mạnh nhưng lực cung rất lớn. Đó là lý do thanh khoản của thị trường tăng vọt. Tổng số cổ phiếu được chuyển nhượng trong phiên đạt tới 261,346 triệu cổ phiếu, tương ứng 5.064 tỷ đồng.
Tại sàn Hà Hà Nội, giao dịch cũng rất sôi động, đạt 147,145 triệu cổ phiếu và 1.742 tỷ đồng. Như vậy, đây là phiên có giao dịch rất lớn với tổng giá trị chuyển nhượng trên hai sàn đạt 6.806 tỷ đồng, chỉ đứng sau phiên kỷ lục 6.836 tỷ đồng ghi được vào ngày 21/3 vừa qua.
Với lực xả hàng mạnh, các chỉ số tại sàn Hà Nội đều nhuộm sắc đỏ. Cụ thể: HNX-Index giảm 1,87 điểm, xuống 91,12 điểm; HNXFF-Index về 92,14 điểm sau khi hạ 1,95 điểm; HNX30-Index giảm tới 5,21 điểm, tương đương 2,71%, xuống 186,76 điểm…