Theo dõi Báo Hànộimới trên

Giải tỏa nỗi lo suy giảm trí nhớ

QC| 21/10/2015 08:44

Tham công tiếc việc dẫn đến căng thẳng, mệt mỏi cộng với những áp lực trong cuộc sống hàng ngày chính là những “thủ phạm” vô hình gây ra suy giảm trí nhớ…


Nguyên nhân phổ biến gây giảm trí nhớ

Cuộc sống hiện đại ngày nay cùng với nhịp sống hối hả đang ẩn chứa nhiều nguyên nhân khiến một người bình thường có thể bị suy giảm trí nhớ. Những người trẻ cho biết, họ phải đối mặt với nhiều áp lực trong công việc và cuộc sống dẫn đến stress. Tâm lý căng thẳng, lo âu thường trực khiến họ mau quên và mất dần khả năng tập trung. Chưa kể tới các áp lực khác trong cuộc sống hàng ngày như con cái, công việc gia đình, kinh tế… càng làm cho tâm trí bị căng thẳng và tạo thành các triệu chứng suy nhược thần kinh, làm suy giảm trí nhớ.


Bên cạnh yếu tố căng thẳng tâm lý, thì việc thiếu ngủ từ lâu cũng được xem là một trong những nguyên nhân dẫn đến suy giảm trí nhớ bởi thời gian ngủ là cơ hội để các tế bào và mô được phục hồi, cơ thể và tâm trí được thư giãn. Quá trình ngủ cũng giúp tạo ra các sóng não có thể chuyển ký ức đến vỏ não trước trán, nơi lưu trữ thông tin trong thời gian dài. Vì thế, khi không ngủ đủ giấc hay thiếu ngủ, những ký ức không thể di chuyển về phía vỏ não trước trán, dẫn đến sự lãng quên và dần suy giảm trí nhớ.

Công việc dồn dập, nhiều lo lắng, áp lực cộng với việc mất ngủ khiến chúng ta quay trở lại công việc vào ngày hôm sau với tâm trạng mệt mỏi, lờ đờ. Vậy là vòng luẩn quẩn mất ngủ - mệt mỏi – trí nhớ suy giảm cứ tiếp diễn. Tình trạng này làm cho người bệnh khó tập trung cho công việc, đôi khi còn cảm thấy bất lực, mất tự tin vào khả năng của mình.

Cách đơn giản giúp cải thiện suy giảm trí nhớ


Sống trong môi trường căng thẳng triền miên, suy giảm trí nhớ là vấn đề không thể xem nhẹ. Bạn phải đấu tranh và tìm ra các giải pháp để có thể hạn chế không bị chứng bệnh này làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.

Đầu tiên cần giúp cho não bộ được nghỉ ngơi bằng cách đơn giản là ngủ đủ giấc. Bên cạnh đó, những giấc ngủ ngắn hay nghỉ ngơi lúc giữa giờ cũng làm cho bạn cảm thấy thoải mái và giảm bớt căng thẳng, tăng cường trí nhớ, đóng góp vào thành công chung của công việc. Một nghiên cứu gần đây của trường Đại học California (Mỹ) cho thấy rằng cũng giống như việc ngủ từ 7 đến 9 tiếng mỗi đêm, giấc ngủ trưa cũng có lợi trong việc phòng chống thoái hóa não.

Nên tìm cách giảm bớt căng thẳng bằng cách cân bằng giữa công việc và cuộc sống; học cách phân bổ thời gian cho hợp lý và sử dụng thời gian một cách khoa học cho các công việc nơi công sở và trong gia đình. Thiết kế thời gian nghỉ ngơi thật hợp lý cũng là cách chúng ta giúp não được nghỉ ngơi sau những giờ lao động liên tục và mệt mỏi…

Ngoài ra, nhiều loại thực phẩm có tác dụng bổ não do cung cấp các thành phần tốt cho não như chất béo, cholin, vitamin E, DHA… như cá, trứng, quả bơ, hạt lạc….Đặc biệt, uống 1 ly sữa nóng trước khi đi ngủ không những cung cấp các dưỡng chất cho não bộ mà còn giúp bạn nhanh chóng đi vào giấc ngủ sâu.

Với những người thường xuyên bị mất ngủ, khó ngủ hay ngủ không sâu giấc, các bác sĩ khuyên có thể sử dụng thuốc bổ não Cebraton. Nghiên cứu lâm sàng tại Bệnh viện Y học Cổ truyền Trung ương đã cho thấy 97% bệnh nhân sử dụng Cebraton hết rối loạn giấc ngủ sau 30 ngày điều trị. Đồng thời Cebraton có tác dụng cải thiện rõ rệt các triệu chứng khác của thiếu máu não như đau đầu, chóng mặt, suy giảm trí nhớ.


Cebraton còn có tác dụng bổ não bởi chứa hai thành phần chính là Đinh lăng và Bạch quả. Nếu như Đinh lăng được coi như “Sâm của người Việt” bởi tác dụng tăng cường sinh lực và trí lực, tốt cho hệ thần kinh thì Bạch quả có tác dụng làm tăng tuần hoàn máu não và bảo vệ các tế bào thần kinh.

Trước nỗi lo suy giảm trí nhớ, thật khó để có đầy đủ giải pháp cho tất cả mọi người nhưng hy vọng với những gợi ý nêu trên sẽ giúp bạn nắm được “bí quyết” bổ sung năng lượng cho não và tăng cường sức khỏe để mỗi ngày làm việc hiệu quả hơn.

Truy cập ww.cebraton.vn để tìm hiểu thông tin sản phẩm.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giải tỏa nỗi lo suy giảm trí nhớ

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.