Theo dõi Báo Hànộimới trên

Giải pháp táo bạo chuyển DNNN thành công ty cổ phần

Thanh Hương| 04/04/2012 14:03

(HNMO) - Đó là chuyển DNNN thành CTCP với 3 cổ đông pháp nhân ban đầu: công đoàn nắm giữ 1 cổ phần mệnh giá 10.000 đ/cổ phần; tổ chức Đảng ở cơ sở nắm giữ 1 cổ phần; Nhà nước mà đại diện là các Bộ, ngành, UBND tỉnh, các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước nắm giữ 99,99 vốn.

Đó là chuyển DNNN thành CTCP với 3 cổ đông pháp nhân ban đầu: công đoàn nắm giữ 1 cổ phần mệnh giá 10.000 đ/cổ phần; tổ chức Đảng ở cơ sở nắm giữ 1 cổ phần; Nhà nước mà đại diện là các Bộ, ngành, UBND tỉnh, các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước nắm giữ 99,99 vốn.

Tuy nhiên, VAFI cũng thừa nhận, đây không phải là hình thức cổ phần hóa mà chỉ đơn thuần là dùng biện pháp kỹ thuật để chuyển nhanh toàn bộ DNNN 1 thành viên thành CTCP với 3 cổ đông, nhưng biện pháp này sẽ mang lại lợi ích vô cùng to lớn đối với ngân sách nhà nước (NSNN) và công tác quản trị doanh nghiệp. “Khi triển khai thực hiện giải pháp này, không cần phải thành lập Ban cổ phần hóa tại doanh nghiệp, không cần phải kiểm kê định giá doanh nghiệp, không cần phải IPO…mà chỉ đơn thuần bằng một quyết định chuyển đổi với các dữ liệu theo sổ sách kế toán” - VAFI cho biết.

Hơn nữa, giải pháp trên sẽ điều tiết lợi nhuận sau thuế để đóng góp cho NSNN bởi theo cơ chế hiện hành, toàn bộ phần lợi nhuận sau thuế của DNNN được để lại doanh nghiệp, DNNN không có nghĩa vụ nộp tiền cổ tức cho nhà nước như tại các công ty cổ phần có cổ phần nhà nước.

“Thật là không công bằng khi nhiều DNNN được hưởng cơ chế độc quyền kinh doanh, được quản lý kinh doanh nguồn tài nguyên lớn của đất nước như Mobiefone, Vinaphone, Viettell, Petro VN, TKV….lại không phải đóng cổ tức cho nhà nước trong khi rất nhiều doanh nghiệp cổ phần hóa ở vị thế kinh doanh kém hơn nhiều, thu nhập người lao động thấp hơn nhiều thì vẫn tích cực nộp tiền cổ tức cho nhà nước”- VAFI than vãn.

Trong khi đó, toàn bộ tiền cổ tức của Nhà nước được nộp cho các Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước mà chưa nộp cho NSNN và tỷ trọng đáng kể tiền cổ tức nhà nước đã không được sử dụng hiệu quả tại các Tập đoàn, Tổng Công ty nhà nước. Minh chứng là hiện một số Tập đoàn, Tổng Công ty Nhà nước nợ đầm đìa, kinh doanh thua lỗ, tình trạng dư thừa sản xuất diễn ra ở nhiều ngành như: tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, bất động sản, sắt thép, ximăng, vận tải biển, sửa chữa tàu…

VAFI cho biết, kinh nghiệm của nhiều quốc gia trên thế giới chỉ ra rằng, toàn bộ cổ tức được chia tại CTCP có vốn nhà nước phải nộp cho NSNN. Chẳng hạn như Thái Lan, hiện Chính phủ chỉ nắm giữ 51% cổ phần tại vài chục doanh nghiệp lớn nhưng hàng năm tiền cổ tức chiếm khoảng 10% tổng thu ngân sách nhà nước.

Theo VAFI, nếu thực hiện giải pháp như đề xuất từ năm 2013, ước tính tổng số tiền cổ tức thu được khoảng 4 tỷ USD, chiếm khoảng 10% tổng thu NSNN và con số này sẽ tiếp tục tăng lên 15% tổng thu NSNN nếu các cơ quan nhà nước đòi hỏi chặt chẽ với khối DNNN.

Hiệp hội trên cũng cho rằng, từ thực hiện giải pháp này để có cơ sởbuộc khối DNNN phải có nghĩa vụ nộp tiền cổ tức hàng năm theo mức lãi suất tiền gửi ngân hàng hoặc theo mức cổ tức bình quân trong ngành là nhằm đào thải những nhà quản lý yếu kém, buộc giới quản lý DNNN phải chú trọng tuyển dụng và trân trọng người tài.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Giải pháp táo bạo chuyển DNNN thành công ty cổ phần

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.