(HNM) - Nhiều chuyên gia, nhà quản lý cho rằng, phải tăng cường sức mạnh của doanh nghiệp (DN)
Theo Luật Thuế giá trị gia tăng (GTGT), hiện có hai loại hình phải chịu thuế GTGT: Loại phải chịu thuế GTGT nhưng có thuế suất là 0% và loại không phải chịu thuế GTGT. Hai loại này tuy có chung đặc điểm là DN không phải nộp thuế, nhưng loại hình thứ hai khi áp dụng với một số ngành cung cấp nguyên liệu cho nông nghiệp vẫn không được khấu trừ thuế GTGT đầu vào, trong khi sản phẩm của các ngành này gồm rất nhiều loại thuế nằm lẫn trong chi phí đầu vào. Vì vậy, DN các ngành trong danh sách này nếu phải chịu bất kỳ một mức thuế suất nào đều bị thiệt thòi rất lớn so với những DN thuộc các lĩnh vực khác. Đây là nguyên nhân chính khiến các DN cung cấp sản phẩm làm đầu vào cho nông nghiệp không thể giảm giá bán. Điều đó khiến chi phí đầu vào cho ngành nông nghiệp lâu nay vẫn rất cao. Các chuyên gia kinh tế cho rằng, các chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp nhưng bỏ qua sự hỗ trợ phát triển nguồn đầu vào của nông nghiệp như vậy mới chỉ là sự hỗ trợ nửa vời.
Trong khi đó, các DN FDI thường chỉ làm gia công ở Việt Nam với nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Sau khi gia công xong, các DN xuất khẩu được hưởng mức thuế suất 0% và được khấu trừ thuế GTGT cho chi phí đầu vào. Như vậy, các DN FDI thì được lợi kép, còn các DN trong nước đang chịu thiệt kép.
Thuế GTGT là loại thuế gián thu đối với người tiêu dùng nội địa. Vì vậy, việc DN xuất khẩu được khấu trừ thuế GTGT cho chi phí đầu vào như nói trên là đúng luật. Tuy nhiên, để hỗ trợ phát triển nông nghiệp thì các ngành sản xuất các sản phẩm làm đầu vào cho nông nghiệp cũng cần phải được ưu đãi dưới hình thức chịu thuế suất thuế GTGT bằng 0% (để được khấu trừ thuế GTGT đầu vào). Có như vậy, giá của các sản phẩm cho phát triển nông nghiệp mới có thể giảm giá, từ đó lan tỏa đến các ngành trong nền kinh tế. Cũng theo các chuyên gia, chính sách thuế như trên còn khiến cho DN bán sản phẩm của mình trong nước không thể cạnh tranh về giá thành, không tạo được động cơ đầu tư để làm các sản phẩm phụ trợ cho các ngành khác nhau ở trong nước.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.