Theo dõi Báo Hànộimới trên

Dự án thép & trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

12/08/2010 10:43

Xét về các yếu tố như chi phí vận hành thấp, nguồn nhân công, quỹ đất dồi dào, sự sẵn có của các nguồn khoáng sản như quặng sắt, than đá, nước, Việt Nam được đánh giá là nước có sự cạnh tranh lớn so với các nước trong khu vực Đông Nam Á và là vùng đất tiềm năng để đầu tư sản xuất thép.


Hai nhà máy thép liên hợp với tổng công suất 10,5 triệu tấn/ năm dự kiến đi vào hoạt động trong vòng 5 năm tới tại tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu. Một dự án khác với công suất 7,5 triệu tấn/ năm cũng đang trong quá trình đàm phán. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, nhiều dự án thép đã được cấp phép nhưng chưa đi vào hoạt động hoặc bị bỏ ngỏ và các mỏ quặng không được khai thác triệt để. Nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tại khu dân cư xung quanh các nhà máy thép ngày một nghiêm trọng. Một nhà máy thép muốn thành công cần phải chú trọng tới sự bền vững của hoạt động sản xuất khi mà các lợi ích được chia sẻ cân bằng giữa công ty và cộng đồng. Một ví dụ điển hình của sự bền vững này là mô hình thành phố Jamshedpur của Tập đoàn thép Tata tại Ấn Độ. Không chỉ tại Ấn Độ mà mô hình này đã được Tata áp dụng tại nhiều nơi trên thế giới từ sự khởi đầu là xây dựng một nhà máy thép.

Tata Steel hiện là nhà sản xuất thép có quy mô toàn cầu, hiện diện trên 50 quốc gia châu Âu phát triển và thị trường châu Á đang tăng trưởng nhanh với cơ sở sản xuất tại 26 nước.

Tata Steel và Tổng Công ty thép Việt Nam đã trở thành đối tác chiến lược trong việc phát triển ngành sắt thép của Việt Nam, thông qua việc hợp tác xây dựng một nhà máy sản xuất thép tổng hợp với công xuất 4,5 triệu tấn/năm được triển khai thành nhiều giai đoạn tại Khu Kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh). Với tầm nhìn dài hạn, Tata mong muốn thành phố thép Jamshedpur sẽ sớm hiện diện tại Việt Nam.

Theo Tata Steel thì sự bền vững được tạo nên từ những giá trị cốt lõi của doanh nghiệp – đây là một trong những nguyên lý mà nhiều thế hệ lãnh đạo kế cận của Tata không ngừng áp dụng vào thực tiễn. Tata Steel có thể là một trong số các công ty trên thế giới may mắn có được giá trị này nằm ngay trong quan niệm của người sáng lập Tập đoàn Tata, Ông Jamsetji Tata vào những ngày đầu hoạt động -tại thời điêm thực dân Anh đang cai trị Ấn Độ. Là một công dân thực thụ và tận tâm, ông ủng hộ sự phát triển của ngành công nghiệp nội địa, đồng thời đề cao quyền lợi của những nhân viên trong ngành nhằm chia sẻ lợi ích mà các doanh nghiệp ngành đó tạo ra.

Thành công mà công ty đạt được cũng như những trách nhiệm mà công ty tình nguyện thực hiện với tư cách là thành viên của Diễn đàn hiệp ước toàn cầu liên hợp quốc (UN Global Compact Forum) chính là nền tảng để Tata Steel phấn đấu hướng tới sự bền vững.

Thành phố thép của Tata- Jamshedpur tại Ấn Độ


Sự phát triển công nghiệp mạnh mẽ là tiền đề tốt cho một đô thị, nhưng tại đất nước mà có đến 70% người dân sinh sống phụ thuộc vào nông nghiệp thì chỉ có sự phát triển khi cộng đồng khu vực nông thôn cũng được hưởng những lợi ích thực tế. Với nỗ lực đô thị hóa vùng nông thôn, Tata Steel không ngừng khuyến khích phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ xung quanh nhằm tận dụng các kiến thức, kinh nghiệm và trình độ quản lý nhằm thúc đẩy công ty phát triển. Và từ đó, tạo một nguồn nhân công lành nghề dồi dào phục vụ sự phát triển cao hơn cùng xã hội trong chương trình Phát triển Chuyên gia Xuất sắc (Promotion of Professional Excellence) của 17 tổ chức chuyên gia.

25 năm trước đây, tổ chức “Cộng đồng phát triển nông thôn Tata Steel” (Tata Steel Rural Development Society) được thành lập đã thúc đẩy sự lớn mạnh và phát triển của cả quốc gia, giúp người dân sinh sống tại hơn 700 ngôi làng được hưởng thành quả lao động của họ thông qua các kế hoạch tạo nguồn thu nhập.

Ngoài ra, để đảm bảo sức khoẻ tốt hơn cho một cộng đồng cần phải dựa vào y tế. Nhận thức được vấn đề này, công ty đã thành lập một bệnh viện gồm 1000 giường bệnh cùng với một Trung tâm chữa trị bỏng, các trạm phát thuốc thông thường và cao cấp phục vụ các nhân viên công ty cũng như dân cư sinh sống xung quanh thành phố thép của Tata, hay còn gọi là Jamshedpur. Mạng lưới chăm sóc y tế chuyên khoa tại bệnh viện này đã đáp ứng nhu cầu về chi phí thấp, hiệu quả điều trị cao của những người dân nghèo. Ngân hàng máu Jamshedpur cũng được thiết lập nhằm cung cấp một lượng máu an toàn cho bệnh nhân đồng thời giúp đẩy mạnh phong trào hiến máu nhân đạo rất thành công. Các bác sĩ và nhân viên y tế của bệnh viện cũng như những nhân viên tận tâm của các tổ chức phúc lợi xã hội khác đã tuyên truyền ý thức chăm sóc sức khoẻ, bao gồm chăm sóc mắt, điều trị lao phổi, trang bị kiến thức về sức khỏe tổng thể, HIV/AIDS và chương trình cứu chữa sức khỏe bà mẹ & trẻ em tại nhiều làng quê và cộng đồng.

Tuyên truyền kiến thức y tế cho cộng đồng nông thôn


Nỗ lực của “Cộng đồng phát triển nông thôn Tata Steel” và Quỹ sáng kiến Gia đình Tata Steel (Tata Steel Family Initiatives Foundation) đã giúp công ty mang những dịch vụ y tế cơ bản tới tất cả những người dân khu vực nông thôn và ngoại ô. Cả hai tổ chức phúc lợi xã hội này của công ty đều đã thể hiện năng lực thông qua các chương trình đào tạo nhằm tạo nên một cộng đồng trong đó có các cơ sở y tế và các tình nguyện viên.

Công ty cũng đã thành công trong việc chuyển đổi quan niệm của hàng triệu người dân về nước sạch và vệ sinh, tạo nên nhu cầu về những tiện ích để sức khỏe tốt hơn, đảm bảo miễn dịch cho hàng chục, hàng nghìn người và giúp làm giảm tỷ lệ tử vong của trẻ em.

Giáo dục, văn hóa & nghệ thuật
Tata Steel đã tích cực nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường học bằng việc áp dụng Mô hình Kinh doanh xuất sắc của Tata vào Mô hình Giáo dục Chất lượng. Giải thưởng giáo dục xuất sắc mang tên Tiến sĩ J J Irani giúp hỗ trợ các trường học trang bị cho học sinh tốt hơn. Công ty đã quyên góp xây dựng một tòa nhà trên diện tích 28 hecta của viện Xavier để làm lớp học cho các trẻ em dân tộc (Xavier Institute for Tribal Education) nhằm hỗ trợ các em học sinh dân tộc nghèo khó cải thiện chất lượng cuộc sống. Việc này cũng đã hỗ trợ Viện Quan hệ Lao động Xavier (Xavier Labour Relations Institute), một viện quản lý hàng đầu tại Jamshedpur.

Viện Quan hệ Lao động Xavier


Trước ngày độc lập, Tata Steel đã thành lập các trại sáng tác “Nghệ thuật trong công nghiệp”, trong đó thu hút các nghệ sĩ hàng đầu của đất nước cùng tham gia và sáng tạo ra các tác phẩm nghệ thuật riêng biệt trong thành phố thép Jamshedpur. Sáng kiến này đã tiếp tục được thực hiện cho tới ngày nay với một trại sáng tác nghệ thuật được tổ chức hàng năm, nơi mà những người yêu nghệ thuật của thành phố thép có dịp chiêm ngưỡng các kiệt tác ngay trong khu làm việc.

Trại sáng tác nghệ thuật


Hoạt động Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp là cách mà Tata steel đang tổ chức thực hiện để dần hoàn thiện lực lượng nhân sự của mình, từ lãnh đạo tới nhân viên nhằm hướng họ sống vì lợi ích của những người xung quanh và coi đó là một hành động để trả lại cộng đồng một phần lợi ích mà kinh doanh mang lại.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Dự án thép & trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.