Các trận động đất có thể gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu bằng cách làm giải phóng khí thải nhà kính từ đáy đại dương.
Các nhà khoa học thuộc trường đại học Bremen (Đức) đã phát hiện thấy bằng chứng về sự ảnh hưởng của động đất tới quá trình ấm lên toàn cầu. Các số liệu thu được cho thấy một trận động đất mạnh 8,1 độ richter xảy ra vào năm 1945 tại biển Ả-rập đã làm giải phóng một lượng lớn khí mê tan vào bầu khí quyển.
Khu vực biển A-rập từng hứng chịu trận động đất mạnh 8,1 độ richter vào năm 1945. |
Nhóm nghiên cứu cho rằng khí gây hiệu ứng nhà kính có nguồn gốc tự nhiên không được xem là các yếu tố gây ra hiện tượng ấm lên toàn cầu trước đây. Khi mê tan là khí gây hiệu ứng nhà kính mạnh gấp hơn 20 lần so với khí CO2, nhưng mê tan ít tồn tại trong bầu khí quyển.
Một số lượng khổng lồ khí mê tan bị “nhốt” trong các cấu trúc băng trên thềm các thềm lục địa. Khoảng 1.000 đến 5.000 giga tấn carbon cũng bị giữ trong cấu trúc băng này. Số lượng này nhiều hơn tổng số khí CO2 thải vào không khí do đốt nhiêu liệu hóa thạch hàng năm.
“Dựa trên một số dữ liệu thu được, chúng tôi kết luận rằng động đất đã làm đứt gãy các lớp trầm tích dưới đáy biển, giải phóng khí gây hiệu ứng nhà kính bị giữ ở bên dưới”, tiến sĩ David Fischer, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết. “Thậm chí có nhiều khi vực hơn bị cảnh hưởng bởi động đất”.
Các nhà khoa học ước tính rằng trận động động đất vào năm 1945 ở biển Ả-rập đã làm giải phóng khoảng 7,4 triệu m3 khí mê tan vào bầu khí quyển.
Khi mê tan dưới thềm lục địa được cho là một nguồn năng lượng tiềm năng, nhưng việc khai khác rất tốn kém và nguy hiểm. Ngoài ra, khai thác khí mê tan dưới thềm lục địa có thể gây sạt lở đất và sóng thần.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.