(HNM) - Đó là nhận định của các đại biểu tham dự hội thảo
Theo thống kê, tỉnh Tuyên Quang hiện chỉ còn hai nghệ nhân nắm giữ làn điệu then cổ, bốn mươi hạt nhân văn hóa là người dân tộc Tày có nhiệm vụ phổ biến, duy trì làn điệu hát then ở cơ sở cũng chỉ có một số người biết hát then cổ. Đáng lo ngại hơn là một bộ phận người dân tộc Tày không còn nói được tiếng mẹ đẻ. Ở Lạng Sơn, đề án bảo tồn hát then phải bỏ ngang vì thiếu kinh phí, thiếu người truyền dạy. Nghệ thuật hát then ở Cao Bằng, Bắc Kạn, Bắc Giang, Quảng Ninh, Đắc Lắc… cũng đứng trước nguy cơ mai một.
Đánh giá đúng thực trạng hát then, từ đó đề xuất các phương án bảo tồn và phát huy giá trị là một trong những việc làm cụ thể, thiết thực trong lộ trình lập hồ sơ đề cử hát then là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.