(HNMO) - Sau một số phiên đi lên, nhà đầu tư chốt lời đáng kể khiến VN-Index đảo chiều giảm điểm trong phiên giao dịch đầu tiên của tuần mới.
Tiếp nối đà đi lên phiên cuối tuần qua, ở đợt khớp lệnh đầu tiên tại sàn TP HCM, VN-Index nhích 0,2 điểm, tương ứng 0,04%, lên 568,52 điểm. Khối lượng giao dịch đạt mức thấp với chỉ gần 20 triệu cổ phiếu và trên 33 tỷ đồng được chuyển nhượng thành công.
Tuy nhiên, sang đợt khớp lệnh liên tục, thị trường diễn biến theo xu hướng xấu hơn. Vì thế, chỉ số VN-Index quay đầu đi xuống. Hết phiên giao dịch sáng, VN-Index VN-Index giảm 2,34 điểm, tương ứng 0,41%, còn 565,98 điểm; VN-Index về mức 597,20 điểm sau khi hạ 1,92 điểm.
Lực cung khá lớn khiến cổ phiếu tăng-giảm giá chênh lệch nhiều. Toàn thị trường có 128 mã đi xuống, nhiều gấp hơn 2 lần số mã đi lên (50 mã). Tại nhóm VN30, có tới 20 mã giảm trong khi chỉ 3 mã tăng.
Nhóm cổ phiếu chứng khoán, ngân hàng đồng loạt xuống giá. Tại nhóm chứng khoán, AGR giảm 200 đồng/cổ phiếu/cổ phiếu, BSI hạ 100 đồng/cổ phiếu, SSI hạ 300 đồng/cổ phiếu, HCM giảm 400 đồng/cổ phiếu. Tại sàn Hà Nội, BVS hạ 200 đồng/cổ phiếu, CTS giảm 100 đồng/cổ phiếu, IVS giảm 200 đồng/cổ phiếu, VDS hạ 300 đồng/cổ phiếu, VND và WSS cùng mất 100 đồng/cổ phiếu. Nhóm cổ phiếu ngân hàng cũng yếu thế, VCB, CTG, STB MBB, BID đều hạ 100 đồng/cổ phiếu, EIB, ACB và SHB giữ giá tham chiếu.
Cổ phiếu lớn nhất thị trường là GAS hạ 1.000 đồng/cổ phiếu trong khi MSN và PVD cùng tăng 500 đồng/cổ phiếu, VNM cộng 1.000 đồng/cổ phiếu.
Giao dịch sụt giảm so với phiên trước, chỉ đạt 38,813 triệu cổ phiếu va 672,94 tỷ đồng. Chính vì thế, dẫn đầu thị trường là HHS cũng chỉ có 4 triệu cổ phiếu được chuyển nhượng. Các mã còn lại có khối lượng giao dịch dưới 2 triệu cổ phiếu.
Diễn biến giá dầu thô tăng trở lại trên thị trường thế giới (hiện đạt hơn 56 USD/thùng) trong thời gian gần đây đã phần nào giúp cổ phiếu nhóm ngành khai thác và sản xuất dầu khí trong nước hồi phục. Mặc dù triển vọng của giá dầu trong trung và dài hạn vẫn còn nhiều yếu tố có thể gây áp lực giảm trở lại nhưng ít nhất trong ngắn hạn, giá mặt hàng này đang cho thấy xu hướng đi ngang và hồi phục khá vững chắc.
Về nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng, các thương vụ M&A đã chính thức được công bố trong cuộc họp đại hội cổ đông của các ngân hàng tuần qua, điển hình là trường hợp PG Bank sáp nhập vào Vietinbank, MHB sáp nhập với BIDV.
Theo BVSC, những thông tin này tuy không mới nhưng là biểu hiện cho thấy tiến trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng đang bước vào giai đoạn tăng tốc, dự báo có thể sẽ mang đến khả năng đột phá cho các ngân hàng lớn sau khi sáp nhập.
Diễn biến phân hóa nhiều khả năng sẽ tiếp tục duy trì trong tuần tới. Những thông tin về kết quả kinh doanh quý 1 và mùa đại hội cổ đông đang diễn ra sẽ tiếp tục là nhân tố chính ảnh hưởng tới thị trường.
Trên sàn Hà Nội, giao dịch cũng rất thấp. Tổng cộng chỉ có chưua đầy 20 triệu cổ phiếu và 231,981 tỷ đồng được sang tay. Với lực bán ra chiếm ưu thế, các chỉ số đều đi xuống: HNX-Index giảm 0,22 điểm, còn 83,39 điểm; HNX30-Index về 158,6 điểm, hạ 0,33 điểm; HNX30TRI-Index giảm 0,38 điểm, xuống 180,92 điểm; LARGE-Index còn 120,79 điểm, hạ 0,39 điểm…
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.