Theo dõi Báo Hànộimới trên

Dấu hiệu bé trai bị hẹp da qui đầu

Theo Phạm Minh/Vnmedia| 17/08/2015 14:52

Bác sĩ Huỳnh Công Chấn, Khoa Ngoại TH, BV Nhi Đồng 1 cho biết, hẹp da qui đầu tuy gây rất hay gặp và gây khó chịu ở những bé trai nhưng bệnh này không khó điều trị nếu các bậc cha mẹ biết những kiến thức cơ bản về bệnh này để phối hợp với bác sĩ trong việc điều trị.


- Hẹp da qui đầu là hẹp lổ mở của da qui đầu làm cho da qui đầu không thể tách khỏi qui đầu,kết quả là làm cho bé khó tiểu, viêm nhiễm vùng qui đầu tái đi tái lại…
- Có 2 loại hẹp da qui đầu là hẹp da qui đầu sinh lý và hẹp da qui đầu bệnh lý.
- Hẹp da qui đầu sinh lý ( hẹp tiên phát) là hẹp do bao qui đầu dính với qui đầu để bảo vệ qui đầu và lổ tiểu lúc trẻ mới sinh ra, tình trạng này sẽ hết từ từ khi trẻ lớn lên.
- Còn hẹp da qui đầu bệnh lý (hẹp thứ phát, hẹp mắc phải) là hẹp do sẹo xơ, sẹo này được hình thành do những lần viêm nhiễm da qui đầu trước đây, do chấn thương qui đầu,…

Hẹp da qui đầu khiến trẻ tiểu khó. Ảnh minh họa.


Dấu hiệu của hẹp da qui đầu?

Thường gặp nhất là bé tiểu rặn, tiểu khó, phồng bao qui đầu khi tiểu, khi dùng tay tụt da qui đầu hết cỡ vẫn không thấy được lỗ tiểu…Trong trường hợp nghi ngờ cha mẹ nên cho bé đi khám bác sĩ để xác định có hẹp hay không.

Khi nào nên cắt da qui đầu?

- Đối với hẹp da qui đầu sinh lý, bác sĩ sẽ cho nong da qui đầu. Việc nong này sẽ làm cho bé bị đau dương vật nên cần hỗ trợ thuốc tê tại chỗ. Sau khi nong ở bệnh viện nếu đau nhiều thì bé sẽ được cho thuốc giảm đau và kháng viêm để giảm sưng đau.

- Đối với hẹp da qui đầu bệnh lý bé cần được phẫu thuật cắt da qui đầu vì hẹp dạng này rất khó nong và rất dễ tái phát.

- Trong một số trường hợp bé bị hẹp da qui đầu sinh lý dù đã được nong tốt mà vẫn còn viêm nhiễm qui đầu nhiều lần hoặc người thân của bé không nong được thì nên được cắt da qui đầu để điều trị triệt để.

Tuy nhiên, không nên lạm dụng phẫu thuật cắt da qui đầu, chỉ nên cắt da qui đầu trong các trường hợp thật sự cần thiết vì phẫu thuật cắt da qui đầu có thể để lại các biến chứng tuy hiếm gặp nhưng cũng gây nhiều khó chịu cho bé và người thân như: hẹp da qui đầu tái phát, hẹp lổ tiểu gây bí tiểu, tiểu khó, sẹo xấu ở chổ cắt da qui đầu,…

Cha mẹ cần làm gì khi bé bị hẹp da qui đầu?

- Đối với các bé bị hẹp da qui đầu đã bác sĩ nong ở bệnh viện thì khi về nhà cha mẹ cũng phải tiếp tục nong cho bé một đến hai lần mỗi ngày cho đến khi bé tự nong được. Đối với các bé tự nong được, cha mẹ cần nhắc nhở bé nong mỗi ngày để tránh bị viêm nhiễm và hẹp da qui đầu tái phát. Nên nhớ, khi nong ra xong cha mẹ nên kéo tụt da qui đầu vế vị trí bình thường để tránh hiện tượng da qui đầu bị sưng phồng do thắt nghẽn (thắt nghẽn da qui đầu).

Một trường hợp thắt nghẽn da qui đầu, da qui đầu bị sưng to do được nong ra mà không được kéo về lại vị trí bình thường

Lưu ý, nếu bé bị đau quá, cha mẹ không nong da qui đầu ra hoàn toàn như bác sĩ làm được ở bệnh viện được thì có thể mỗi ngày nong ra một ít cho đến khi nong được ra hoàn toàn. Cha mẹ đừng quá sợ bé bị đau mà không dám nong tại nhà vì việc nong tại nhà quyết định lớn tới thành công của việc điều trị. Bênh cạnh đó, nếu bé đã được nong ở bệnh viện mà không được tiếp tục nong tại nhà thì bé rất dễ bị hẹp tái phát và lần điều trị sau sẽ rất khó và làm bé đau hơn rất nhiều.

- Đối với các bé không hẹp da qui đầu thì bé cần được nong rửa da qui đầu mỗi ngày (thường là lúc đi tắm) để tránh viêm nhiễm, dễ dẫn tới hẹp da qui đầu bệnh lý.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Dấu hiệu bé trai bị hẹp da qui đầu

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.