(HNM) - Đó là điều được Phó Chủ nhiệm Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (Ủy ban), Bộ Ngoại giao Đặng Thế Hùng nhấn mạnh tại khai mạc hội thảo chuẩn bị thực hiện đề án thí điểm
Trong nhiều năm qua, cộng đồng, nhất là những người Việt Nam sinh ra và lớn lên ở nước ngoài, đang đứng trước nguy cơ mai một ngôn ngữ dân tộc. Cùng với đó, có những tổ chức, cá nhân bên ngoài muốn lợi dụng việc dạy và học tiếng Việt cho những mục tiêu không vì quyền lợi của cộng đồng, lợi ích của dân tộc...
Trên cơ sở đó, Thủ tướng Chính phủ đã giao Ủy ban xây dựng đề án "Đẩy mạnh công tác tiếng Việt đối với người Việt Nam ở nước ngoài từ nay đến năm 2020" nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết và ngày càng lớn của đồng bào ta ở nước ngoài cũng như yêu cầu ngày càng cao của công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài.
Tại hội thảo, diễn ra trong 2 ngày (20 và 21-4), các đại biểu của các bộ Ngoại giao, Giáo dục và Đào tạo, Công an, Hội Khuyến học Việt Nam… tập trung trao đổi ý kiến nhằm hoàn thiện một số công cụ và biện pháp thực hiện quan trọng, bảo đảm sự thành công của đề án. Trước mắt, trong năm 2010 này, đề án sẽ triển khai thí điểm tại 6 nước là Lào, Campuchia (đại diện các nước láng giềng) Nga, Séc (đại diện các địa bàn truyền thống tại châu Âu), Mỹ và Canada (đại diện khu vực có đông kiều bào nhất).
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.