Chung Mong Hun ra đi chỉ để lại vài dòng cho gia đình và người đại diện là Kim Yoon-kyu với nội dung: “Hãy tha thứ cho hành động ngu xuẩn của tôi”. Trong chúc thư ngắn ngủi đau đớn này, Chung yêu cầu được rắc tro thi hài của ông lên đỉnh núi Kim Cương, 1 danh lam thắng cảnh ở Bắc Triều Tiên, nơi mà một dự án du lịch của ông đã bị thất bại. Chỉ một phần của chúc thư được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, nên người ta vẫn không rõ liệu Chung có giải thích nguyên nhân dẫn đến hành động của mình...
Chung ra đi chỉ để lại vài dòng cho gia đình và người đại diện là Kim Yoon-kyu với nội dung: “Hãy tha thứ cho hành động ngu xuẩn của tôi”. Trong chúc thư ngắn ngủi đau đớn này, Chung yêu cầu được rắc tro thi hài của ông lên đỉnh núi Kim Cương, 1 danh lam thắng cảnh ở Bắc Triều Tiên, nơi mà một dự án du lịch của ông đã bị thất bại. Chỉ một phần của chúc thư được công khai trên phương tiện thông tin đại chúng, nên người ta vẫn không rõ liệu Chung có giải thích nguyên nhân dẫn đến hành động của mình.
Ủy ban Hòa bình châu Á -Thái Bình Dương của Bắc Triều Tiên, cũng gửi lời chia buồn tới tập đoàn Hyundai và gia đình ông Chung. Tuy nhiên, UB này cho rằng cái chết của Chung không phải tự sát, mà là một vụ ám sát hay một vụ bức tử do nhóm các luật sư độc lập của Hàn Quốc gây nên. Họ cũng buộc tội đảng đối lập lớn nhất Hàn Quốc, đảng Đại dân tộc vốn vẫn luôn phản đối nỗ lực hòa giải chính trị với CHDCND Triều Tiên. Cái chết của Chung dẫn đến việc CHDCND Triều Tiên tuyên bố tạm hoãn việc mở cửa khu vực núi Kim Cương du lịch. Hãng tin CHDCND Triều Tiên KCNA nói: “Khi người khai trương tuyến du lịch đến núi Kim Cương, biểu tượng cho quan hệ Nam-Bắc, bị sát hại, thì dự án giữa hai nước bao gồm cả kinh doanh du lịch sẽ đối mặt với nguy hiểm mà không ai có thể dự đoán được”.
Cha đẻ của tập đoàn Hyundai, ông Chung Ju-Yung đã lập nên Hyundai vào thập niên 1960 và phát triển thành tập đoàn lớn nhất Hàn Quốc với lợi nhuận thu được từ xây dựng, đóng tàu, sản xuất ô tô đến thiết bị văn phòng và máy tính điện tử. Khi Chung Ju Yung mất ở tuổi 81, khả năng kiểm soát con cái củaông không còn nữa, dẫn tới việc Hyundai bị chia năm sẻ bảy. Bất đồng lớn nhất giữa những người con của Chung Ju Yung là quyền lực quyền kiểm soát tập đoàn khổng lồ này.
Chung Mong Hun, người thứ 5 trong số 8 người con, cuối cùng đã giành được quyền thừa kế nhưng chỉ trên danh nghĩa. Cái bóng của người cha với những nguyên tắc thép là quá lớn.
Đến năm 2000, người anh trai của Chung Mong Hun, Chung Mong-koo đã nổi loạn, tách khỏi tập đoàn và mang theo mình nhà máy sản xuất ô tô số 1 Hàn Quốc - Hyundai. Tuy nhiên, với việc để tình trạng vốn ngân hàng thiếu hụt khẩn cấp, Chung Mong Hun buộc phải từ chức Chủ tịch nhưng vẫn tiếp tục được kiểm soát Hyundai Asan với nhiệm vụ chính là giám sát những dự án kinh doanh của tập đoàn ở Bắc Triều Tiên.
Chung Mong Hun thường đến thăm Bắc Triều Tiên, gặp gỡ với các nhà lãnh đạo nước này. Ông đóng vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị cho cuộc họp thượng đỉnh lịch sử giữa hai miền Triều Tiên vào năm 2000. Đây được xem là bước đột phá quan trọng trong nỗ lực hòa giải 2 miền Nam-Bắc. Bước tiến quan trọng này giúp cựu Tổng thống Hàn Quốc Kim Tê Chung đoạt giải Noben hòa bình cùng năm đó. Nhưng Chung dường như đã không ngờ tới đòn “Gậy ông lại đập lưng ông” sau khi Kim Tê Chung rút khỏi quyền lực vào tháng 2 sau nhiệm kỳ Tổng thống thành công có, thất bại có.
Một nhóm luật sư độc lập đã được Tổng thống Rô Mun Hiên chỉ định để điều tra về vụ bê bối rằng liệu có phải Hyundai đã bí mật chuyển cho Bắc Triều Tiên khoản tiền 500 triệu đô la, ngay trước khi diễn ra cuộc họp thượng đỉnh năm 2000, nhưng trong đó chỉ có 400 triệu đô la do công ty đầu tư với mục đích kinh doanh vào ngành du lịch, đường sắt và khu công nghiệp. Còn 100 triệu đô la đã được Hyundai gửi đi nhân danh chính phủ. Chung cũng bị buộc tội là đã giả mạo sổ sách kế toán của công ty để che dấu việc chuyển tiền. Nếu bị kết án, ông sẽ phải ngồi tù 3 năm. Một lời cáo buộc khác là vị cựu Chủ tịch Hyundai đã biển thủ 12,5 triệu đô la trong ngân quỹ công ty để hối lộ các quan chức chính phủ, hòng giành được sự ủng hộ về chính trị và tài chính cần thiết cho công ty của ông ta trong các dự án ở Bắc Triều Tiên. Các ủy viên công tố đã thẩm vấn ông 3 lần trong 2 tuần gần đây.
Cái chết bất ngờ của Chung Mong Hun khiến tập đoàn công nghiệp lớn nhất Hàn Quốc Hyundai phải xem xét việc thay đổi cơ cấu quản lý, mặt khác cũng làm tăng mối nghi ngờ rằng liệu họ có thể tiếp tục duy trì các dự án với khoản đầu tư khổng lồ đang bị đình chỉ ở Bắc Triều Tiên mà chỉ có Chung mới đủ can đảm chi vốn trong một nỗ lực làm cho miền Bắc quê hương ông giàu có lên từ những sự hợp tác lớn dần giữa hai miền trong tương lai.
(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.