Theo dõi Báo Hànộimới trên

Đại biểu đánh giá cao sự ổn định về KT-XH của đất nước

Châu Anh| 23/05/2014 12:31

(HNMO) - Sáng nay 23-5, Quốc hội thảo luận tại tổ về đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và ngân sách nhà nước năm 2013...

Ảnh minh họa. Nguồn: Internet


Thảo luận tại tổ Hà Nội, các đại biểu đều tán thành với báo cáo thực hiện KTXH năm 2013 và thực hiện 4 tháng đầu năm mà Chính phủ đã báo cáo. Các đại biểu đánh giá cao các chỉ tiêu mà Chính phủ đã báo cáo như trong số 15 chỉ tiêu về KTXH thì có 10 chỉ tiêu đạt, 3 chỉ tiêu xấp xỉ đạt được. Một số lĩnh vực có sự chuyển biến tích cực trong quản lý nhà nước như lĩnh vực giao thông đã có chuyển biến mạnh mẽ theo hướng minh bạch, công khai hơn; ví dụ ngành đã đình chỉ với dự án chậm tiến độ, kỷ luật cán bộ tham ô, tham nhũng... Ngân hàng tích cực giảm lãi suất…

Qua đánh giá nền kinh tế 2013 đẫ có xu hướng phục hồi và từ đó thì mặc dù có phục hồi nhưng báo cáo 4 tháng vẫn còn có những khó khăn. Nhiều ý kiến đánh giá cao sự ổn định về tình hình KT-XH đã đạt được trong bối cảnh kinh tế toàn cầu khó khăn, đặc biệt trong điều kiện an ninh nước ta đang bị đe dọa như hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận về sự phát triển kinh tế, thì vẫn tồn tại nguy cơ bất ổn ảnh hưởng đến sự phát triển của DN. Đại biểu Nguyễn Hồng Sơn cho biết, trong khi DN đang gặp khó khăn (lượng DN phá sản nhiều) song các chính sách về thuế, như thuế đất lại đang là “gánh nặng” với DN. Đáng chú ý, trong khi Chính phủ không cho tăng bảng giá đất so với năm 2010, nhưng các địa phương lại chưa hoặc chậm triển khai. Về thủ tục hành chính cũng là một khó khăn cho DN, trong khi chúng ta có quy định về bộ phận “một cửa” nhưng hiện vẫn còn tới 18 thủ tục hành chính khiến DN phải mất thời gian giải quyết công việc, nhất là những thủ tục cần có ý kiến của liên ngành. Cùng quan điểm này, đại biểu Trịnh Thế Khiết lo ngại có nhiều chính sách chưa đi vào cuộc sống , ví dụ Chính phủ có gói hỗ trợ 30.000 tỷ đồng, nhưng năm 2013 mới chỉ giải ngân đuợc 4,4%; hoặc lãi suất giảm, nhưng DN không vay.

Đại biểu Trịnh Thế Khiết cũng bày tỏ quan điểm về bảo đảm cân đối ngân sách khi cho rằng “Chính phủ cần tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô bằng quản lý chặt nguồn ngân sách mà nhà nước cấp vốn ra,; tập trung các điều kiện thu nợ tồn đọng, nợ thuế vì nếu các DN cứ nợ khó khăn cho nguồn thu ngân sách nhà nước…”. Một số đại biểu băn khoăn về số liệu thu ngân sách, có hay không sự chưa chính xác hoặc phương pháp thống kê chưa được chuẩn hóa; về chi tiêu sai một số khoản. Các đại biểu đề nghị trong báo cáo của Chính phủ cần cụ thể hơn về số liệu, một số vấn đề cụ thể nêu về cần có báo cáo rõ hơn.

Nhiều đại biều phát biểu dành thời gian về vấn đề phát triển cho nông thôn hiện nay. Cụ thể, Nhà nuớc cần xem xét lại chính sách hỗ trợ cho nông nghiệp, cụ thể là ngành sản xuất lúa gaọ. Việt Nam hiện là quốc gia xuất khẩu gạp lớn nhất, nhưng giá trị lại không cao, nên bà con nông dân vẫn thu nhập thấp. Thực tế thì nước ta chia ra làm 7 vùng nông nghiệp, vậy cơ quan quản lý nông nghiệp cần định những vùng sản xuất sản phẩm chất luợng cao, từ đó tăng thu nhập cho ngưoiừ nông dân. Bên cạnh đó, cũng cần có chính sách về trợ giá vật tư nông nghiệp để nông dân thuận lợi nuôi trồng, sản xuất. Đại biểu Bùi Thị An cho rằng Chính phủ nên tổ chức lại thị trường tiêu thụ cung cứng dịch vụ cho nông dân vì quyền lợi của người dân, trong khi người dân đô thị mua giá cao, nhưng người nông dân lại bị thu mua hàng với giá rất rẻ. “Dịp Tết vừa qua, giá bắp cải người nông dân chỉ 1.000 đ nhưng bán cho người dân đô thị gấp 7-8 lần…” - Bà An cho biết.

Một số đại biểu đề nghị cần làm rõ hơn về trách nhiệm của ngành y tế trong việc chưa thông tin đầy đủ về dịch sởi. Chẳng hạn vụ 3 trẻ em ở Quảng Trị chết sau khi tiêm vắc xin-nhưng ngành y tế lúng tung trong xử lý, công bố nguyên nhân, khiến người dân lợ không dám đi tiêm. Kết quả khi dịch bệnh bùng phát, lại chưa tiêm phòng, khiến trẻ em thiệt mạng về sởi tăng cao…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đại biểu đánh giá cao sự ổn định về KT-XH của đất nước

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.