Theo dõi Báo Hànộimới trên

Đã có 121 xã đạt chuẩn nông thôn mới

Nguyễn Mai| 07/02/2015 13:41

(HNM0) - Sáng 7-2, Thành ủy Hà Nội sơ kết 4 năm Thực hiện Chương trình 02 về “Phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM), từng bước nâng cao đời sống người dân”. Dự và phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị nhấn mạnh:

Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Bá Hoạt



Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị cho rằng: Sau khi mở rộng địa giới hành chính năm 2008, Hà Nội có một vùng nông thôn rộng lớn với 401 xã. Khu vực nông thôn có diện tích rộng lớn, chiếm 83% diện tích tự nhiên toàn thành phố (hơn 2700 km2). Hà Nội xác định, đô thị và nông thôn có mối liên kết rất mật thiết và thống nhất với nhau trong cả trong phát triển kinh tế, quốc phòng an ninh và chính trị xã hội. Dù Hà Nội có phát triển như thế nào thì nông thôn vẫn là một điểm tựa lớn đối với phát triển kinh tế, chính trị, an ninh, quốc phòng. Với ý tầm quan trọng đó, Hà Nội đã có chủ trương, quyết sách quan trọng liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Cụ thể hóa Nghị quyết đại hội Đảng bộ thành phố lần thứ XV, Thành ủy Hà Nội đã ban hành 9 Chương trình công tác trọng tâm, trong đó Chương trình 02 về Phát triển nông nghiệp, xây dựng NTM, từng bước nâng cao đời sống người dân được xếp theo thứ tự ưu tiên thứ 2. Quá trình triển khai Chương trình cho thấy quyết sách này vô cùng đúng đắn. 4 năm thực hiện Chương trình, Hà Nội đã đạt được nhiều kết quả, dẫn đầu cả nước trong xây dựng NTM. Cũng qua chương trình này, khu vực nông thôn đã có sự thay đổi lớn, phong trào xây dựng NTM trở thành sự nghiệp của toàn đảng, toàn dân.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội Nguyễn Công Soái trao cờ đơn vị thi đua xuất sắc cho các tập thể.



Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị so sánh, nếu như bộ mặt nông thôn trước đây đã có thay đổi thì nay sự thay đổi càng nhanh hơn. Nông thôn Hà Nội đã hình thành nhiều vùng sản xuất chuyên canh hàng hóa tập trung. Không cần ly nông, ly hương mà vẫn làm giàu được đang là một thực tế ở nhiều vùng quê; cơ sở hạ tầng được đầu tư, nâng cấp đáp ứng yêu cầu sản xuất và dân sinh…

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy, Trương Ban chỉ đạo Chương trình 02 Hà Nội Nguyễn Công Soái chia sẻ: kết thúc 4 năm thực hiện Chương trình 02 cũng là lúc tôi được về nghỉ hưu theo chế độ của Nhà nước. Điều trăn trở với tôi nhiều năm qua đó là việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, áp dụng nông nghiệp công nghệ cao vào sản xuất còn hạn chế. Tôi đề nghị thành phố tập trung, đặc biệt trong năm 2015. Hiện huyện Đan Phượng đã đủ điều kiện đề nghị Chính phủ công nhận huyện NTM, mong rằng cuối năm 2015 Hà Nội sẽ có thêm 3-4 huyện đạt chuẩn NTM.

Tuy kết quả đạt được là rất lớn song Bí thư Thành ủy Phạm Quang Nghị cũng chỉ rõ, nông thôn vẫn còn nhiều hạn chế. Đó là sản xuất nông nghiệp còn nhỏ lẻ, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất còn hạn chế, môi trường nông thôn còn nhiều thách thức… Do vậy, công việc thời gian tới còn hết sức nặng nề. Hà Nội phấn đấu đến hết 2015 dó 161 xã (chiếm 40% tổng số xã đạt chuẩn NTM), càng các xã về sau, công việc xây dựng NTM càng khó hơn xã ban đầu nên càng cần phải huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc, tăng cường tuyên truyền bằng nhiều hình thức. Xóa tư tưởng trông chờ, ỉ lại vào Nhà nước trong xây dựng NTM. Trong chỉ đạo, điều hành, cần tập trung chỉ đạo, quyết liệt, sáng tạo, đồng bộ; tạo cơ chế để dân được tham gia bàn bạc, giám sát, thực hiện Chương trình. Tiếp tục bổ sung, hoàn thiện các cơ chế, chính sách phù hợp để thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn. Huy động các nguồn lực và các lực lượng tham gia chung sức xây dựng NTM trong đó, ưu tiên các công trình hạ tầng phụ vụ sản xuất và đời sống dân sinh; dạy nghề, nhân rộng các mô hình kinh tế hiệu quả cao vào sản xuất; củng cố vai trò của các HTX, thu hút doanh nghiệp đầu tư vào phát triển nông nghiệp, nông thôn. Phấn đấu đến 2015, Hà Nội có thêm 55 xã trên địa bàn thành phố đạt chuẩn NTM; thu nhập bình quân khu vực nông thôn đạt 30 triệu đồng/người/năm; lao động nông thôn có việc làm thường xuyên chiếm trên 90%. Mỗi năm, chuyển đổi từ 200-250 ha ruộng trũng trồng lúa kém hiệu quả sang nuôi trồng thủy sản…

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Đã có 121 xã đạt chuẩn nông thôn mới

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.