Theo dõi Báo Hànộimới trên

Cuộc khủng hoảng chưa có hồi kết

Quỳnh Chi| 10/03/2014 06:32

(HNM) - Đúng 3 tháng sau cuộc

Thực tế, tỷ lệ nợ hiện tại của Ukraine là dưới 40% Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) - một con số khá khiêm tốn nếu so mức nợ của Hy Lạp (trên 150% GDP), Italia (trên 125% GDP). Nhưng, vấn đề nghiêm trọng là 25% tổng số nợ là nợ ngắn hạn phải trả trước tháng 6-2015; trong đó, 12 tỷ USD phải trả ngay trong năm nay (tương đương 16,5% tổng số nợ 73 tỷ USD).

Nối gót Crimea, cuối tuần qua, người dân thành phố Donetsk ở miền Đông Ukraine biểu tình đòi trưng cầu ý dân về quy chế tự trị.



Sở dĩ vào lúc này Ukraine chưa vỡ nợ là nhờ khoản trợ cấp 3 tỷ USD kịp thời của Nga trong thỏa thuận gói viện trợ 15 tỷ USD với Tổng thống Viktor Yanukovych hồi tháng 12-2013. Nếu Nga quyết định hủy gói viện trợ này để "trả đũa" việc chính quyền thân Nga bị lật đổ thì tình hình kinh tế của Ukraine sẽ ngay lập tức lâm vào nguy kịch. Trong khi đó, vào lúc này ngân sách eo hẹp của Liên minh Châu Âu (EU) lại không dư dả để chi trả cho một quốc gia không phải là thành viên của liên minh. Dù mới đây, Chủ tịch Ủy ban Châu Âu (EC) Jose Manuel Barroso tuyên bố EU sẵn sàng cung cấp khoản tín dụng 11 tỷ euro (tương đương 15 tỷ USD) cho Ukraine trong vòng 2 năm tới. Thế nhưng, người đứng đầu EC không thể nói rõ số tiền được lấy từ đâu cũng như lộ trình giải ngân.

Nhiều ý kiến cho rằng, số tiền mà EU hứa hẹn sẽ được huy động từ 28 quốc gia thành viên. Nhưng hướng này khó có thể thực hiện hoàn hảo trong bối cảnh người đóng thuế EU đang phản ứng rất gay gắt với các khoản chi tiêu ngân sách ngoài kế hoạch, nhất là cho những quốc gia mà không biết khi nào có thể trả lại số tiền đã vay. Trong khi đó, việc đổ tiền vào một Ukraine sau "đảo chính" không một chính phủ nào dám chắc chắn sẽ không tiềm ẩn nhiều rủi ro. Tình hình cũng không khả quan hơn với Mỹ, quốc gia đang vật lộn với khó khăn ngân sách và vừa phải đưa ra các giải pháp như nâng trần nợ công, cắt giảm quy mô quân đội. Vì vậy, ngoài khoản vay 1 tỷ USD vừa mới cam kết, Washington khó mở tiếp hầu bao cho nội các vừa tiếm quyền bằng bạo lực tại Ukraine.

Như vậy, rất có thể phần lớn số tiền mà phương Tây hứa hẹn đổ vào Ukraine sẽ thông qua các cơ chế của IMF. Song, đây chắc chắn là phương án không dễ chịu. Vì, cứ mỗi xu nhận được từ IMF thì, Ukraine buộc phải thực hiện những cắt giảm đau đớn gồm cả việc chậm trả lương và nâng giá bán năng lượng trong nước. Đây là điểm từng khiến Kiev từ chối ký Hiệp định liên kết với EU hồi tháng 11-2013.

Nói một cách khác, trong tương lai gần ngoài lời hứa, người dân Ukraine khó nhận được sự ủng hộ tài chính ồ ạt từ phương Tây để duy trì "giấc mộng" dân chủ; còn hỗ trợ tài chính dài hạn dựa trên nền tảng IMF chắc chắn sẽ kéo theo sự sụt giảm mức sống của người dân bình thường. Triển vọng trung hạn hoàn toàn phụ thuộc vào tình hình chính trị ở Ukraine, tiến trình ổn định đất nước. Kiev chỉ có thể trông vào những khoản hỗ trợ tài chính nhỏ ngắn hạn đủ để vá víu lỗ thủng ngân sách đang ngày càng lớn. Về tương lai, Ukraine rõ ràng là chưa thể xác định nếu không có mối quan hệ ổn định với Nga và khôi phục lòng tin của giới đầu tư với nền kinh tế.

Cũng cần phải nhấn mạnh rằng, những triển vọng mà phương Tây vạch ra cho Ukraine khi ký Hiệp định liên kết với EU là quá nhiều lạc quan trong khi lại phớt lờ những tác động tiêu cực. Các chuyên gia phân tích độc lập cho rằng, trước hết trong giai đoạn đầu Ukraine sẽ phải hứng chịu thiệt hại nặng do hàng hóa nội địa bị "hất cẳng" ngay trên sân nhà do hàng hóa cùng chủng loại có tính cạnh tranh cao từ Châu Âu. Trong khi đó, hàng hóa xuất sang Nga lại bị giảm mạnh do quy định của Liên minh thuế quan sau khi Ukraine tự do hóa thương mại với EU - thị trường mà ngay cả nền kinh tế lớn mạnh như Nga đến nay cũng vẫn phải dè chừng. Ngoài ra, Ukraine khó có thể nhanh chóng tận dụng được lợi thế khi thị trường EU mở cửa do hạn chế lớn về chất lượng của các nhà sản xuất trong nước dẫn đến tình trạng ế đọng hàng hóa hàng loạt trong nhiều lĩnh vực sản xuất.. Vì vậy, việc từ bỏ một thị trường truyền thống là Nga và các thành viên trong Liên minh thuế quan để hướng sang Châu Âu chưa hẳn đã là một lựa chọn khôn ngoan với Ukraine hậu "đảo chính".

Không phải là vô căn cứ khi có nhận định rằng, dù có không "ưa" ông Vladimir Putin nhưng các nhà lãnh đạo của Ukraine vẫn phải chấp nhận thực tế là nền kinh tế nước này có mối quan hệ lợi ích chặt chẽ với Nga và cho đến hiện tại, Mátxcơva vẫn là đối tác thương mại lớn nhất của Kiev. Do đó, Tổng thống Nga V.Putin có khả năng duy trì ảnh hưởng ở láng giềng mà không cần đụng đến súng ống. Và như vậy, hiện thực thời gian qua là quá rõ để nhận thấy không thể tính tới một tương lai ổn định cho Ukraine mà không có Nga.

(0) Bình luận
Đừng bỏ lỡ
Cuộc khủng hoảng chưa có hồi kết

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.