Theo dõi Báo Hànộimới trên

Còn nhiều vướng mắc

Linh Nhi| 26/05/2011 07:00

(HNM) - Cán bộ công đoàn (CBCĐ) có vai trò quyết định chất lượng, hiệu quả hoạt động CĐ, góp phần thực hiện Nghị quyết 20 của Đảng về


Việc tuyển chọn, đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ CBCĐ, ưu tiên những người xuất thân từ công nhân trực tiếp sản xuất đang là chủ trương lớn của Tổng LĐLĐ Việt Nam để thực hiện với mục tiêu nâng cao chất lượng CBCĐ. Tuy nhiên, việc thực hiện chủ trương này vẫn còn nhiều vướng mắc...

CBCĐ giỏi, người lao động hưởng lợi


Bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ cơ sở tại Trường Đào tạo Cán bộ công đoàn Hà Nội.


Ở đâu CBCĐ có năng lực, trình độ, uy tín, bản lĩnh và nhiệt tình với hoạt động CĐ thì ở đó quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của người lao động (NLĐ) được bảo đảm. Mới đây khi Chính phủ quyết định nâng lương tối thiểu, nhiều tổ chức CĐ đã chủ động giúp doanh nghiệp (DN) xây dựng thang, bảng lương và đề xuất nâng lương kịp thời, vừa bảo đảm quyền và lợi ích chính đáng cho NLĐ, xây dựng quan hệ hài hòa giữa NLĐ và DN, vừa xác lập được niềm tin của NLĐ đối với CĐ.

Nói về mối liên quan giữa chất lượng CBCĐ với quyền lợi của NLĐ, tại một hội thảo về nâng cao vai trò của tổ chức CĐ trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của NLĐ, bà Lill Saether, ủy viên Ban Quốc tế Liên hiệp CĐ Thủ đô Oslo khẳng định, mục đích cuối cùng của CĐ là bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho NLĐ và nhằm củng cố, thắt chặt mối quan hệ giữa tổ chức CĐ với NLĐ. Vì vậy, nâng cao trình độ cho cán bộ CĐ là yêu cầu cấp thiết.

Thực tế cho thấy, việc CĐ phát huy vai trò bảo vệ các lợi ích thiết thực của NLĐ phụ thuộc trình độ nghiệp vụ, hiểu biết luật pháp, bản lĩnh chính trị và sự ủng hộ của DN. Để có được đề xuất, kiến nghị đúng về quyền lợi NLĐ, CBCĐ phải nắm chắc Luật Lao động, Luật CĐ, Luật Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế... mới thuyết phục được chủ sử dụng lao động, nhất là với các chủ DN ngoài quốc doanh. Trong khi hiện nay, ở nhiều doanh nghiệp, hầu hết CBCĐ đều kiêm nhiệm, "ăn" lương của giới chủ nên không dám rốt ráo bảo vệ quyền lợi cho NLĐ; nhiều DN chưa tạo điều kiện thuận lợi cho CĐ hoạt động. CBCĐ cơ sở thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, khiến quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của NLĐ bị xâm phạm.

Cần quan tâm tới định biên và đào tạo

Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Văn Ngàng khẳng định, về lý luận cũng như thực tiễn, Đảng và tổ chức CĐ coi việc đào tạo CBCĐ xuất thân từ công nhân là giải pháp đáp ứng yêu cầu cấp thiết của tổ chức CĐ, nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, tạo vị thế mới cho CĐ và chăm lo, bảo vệ tốt hơn quyền lợi NLĐ. Tổng LĐLĐ Việt Nam đã ban hành Nghị quyết Chiến lược về đào tạo CBCĐ đến năm 2020, với mục tiêu, đến năm 2013 đạt chỉ tiêu 100% CBCĐ chuyên trách được đào tạo lý luận, nghiệp vụ CĐ và nâng cao kiến thức, trình độ. 100% CBCĐ không chuyên trách được bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng hoạt động CĐ.

Rõ ràng mục tiêu tăng cường đào tạo CBCĐ cơ sở mang ý nghĩa "hai trong một", một mặt nâng cao trình độ nghiệp vụ cho CBCĐ, góp phần bảo vệ tốt hơn quyền lợi của NLĐ, mặt khác góp phần nâng cao vị thế của CĐ ngay từ cơ sở. Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khách quan, mục tiêu này đang còn mắc do việc quy hoạch, quản lý, sử dụng CBCĐ chuyên trách, nhất là ở cấp huyện, ngành và cấp cơ sở chưa hợp lý. Chế độ tiền lương và phụ cấp đối với cán bộ CĐ còn nhiều bất cập. Việc đào tạo cán bộ CĐ xuất thân từ công nhân gặp nhiều khó khăn.

Chủ tịch LĐLĐ Bắc Giang Nguyễn Thị Kim Oanh bức xúc về tình trạng thiếu biên chế CBCĐ: Bắc Giang có hơn 90 nghìn CNVCLĐ, song CĐ không được tăng biên chế nên nhiều DN đông CNLĐ cũng không có CBCĐ chuyên trách. Điều này ảnh hưởng lớn đến hoạt động CĐ, nhất là khi xảy ra tranh chấp. Ông Hoàng Ngọc Vinh - Chủ tịch LĐLĐ tỉnh Điện Biên cho biết, quy định đối tượng dự thi vào các trường ĐH, CĐ chính quy là công nhân trực tiếp sản xuất tại DN có số lượng từ 500 CNLĐ trở lên chưa phù hợp với vùng miền núi; ở Điện Biên, không có DN nào có số lượng CNLĐ lớn như thế.

Theo ông Trần Huy Vỵ, Hiệu trưởng Trường trung cấp CĐ Hà Nội, năm nay trường sẽ đào tạo 6.360 lượt CBCĐ và tập trung chỉ đạo xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng CBCĐ Thủ đô. Ngoài ra, trường liên kết đào tạo với Trường ĐH CĐ và một số đơn vị mở các lớp học gồm nhiều chuyên ngành khác như lý luận công tác CĐ, bảo hiểm, nghiệp vụ tư vấn pháp luật...

Theo nhiều CBCĐ cấp trên cơ sở, hiện nay việc chủ động sử dụng CB sau đào tạo rất khó đối với tổ chức CĐ, vì đối tượng là CN trực tiếp đi học khi tốt nghiệp phải dự các kỳ thi tuyển công chức và phụ thuộc vào số biên chế do cấp ủy địa phương giao. Cần thống nhất về cơ chế quản lý CBCĐ sao cho tổ chức CĐ chủ động được trong việc tạo nguồn CBCĐ ở các địa phương nhằm động viên, khích lệ tinh thần các CBCĐ, giúp họ gắn bó với tổ chức CĐ.

(0) Bình luận
Nổi bật
Đừng bỏ lỡ
Còn nhiều vướng mắc

(*) Không sao chép dưới mọi hình thức khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Hànộimới.